1. Im lặng trước sự bất bình cũng là sai trái
Các bậc cha mẹ nên giải thích cặn kẽ cho con sự khác biệt giữa người vô cảm, thiếu trách nhiệm với thận trọng. Đứng trước sự bất bình, thay vì im lặng, các con nên dũng cảm lên tiếng, biết cách nhờ người lớn đứng ra phân xử.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần kiên nhẫn và bình tĩnh nghe con tường thuật sự việc cũng như hiểu những suy nghĩ của con. Tuyệt đối tránh phán xét và quy chụp hành động của trẻ khiến con bị tổn thương và mất niềm tin vào cha mẹ.
Từ đó, các bậc phụ huynh nên phân tích và cùng tìm ra giải pháp để lần sau con có hành động đúng đắn hơn.
2. Ghen tị với anh, chị em trong nhà
Nếu các con (đặc biệt khi tuổi của chúng ít chênh lệch) thường xuyên cãi cọ, tranh giành, thậm chí là đánh nhau thì cha mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân. Cha mẹ phải tuyệt đối ngăn cấm việc trẻ làm đau lẫn nhau.
Các bậc phụ huynh cần phải làm tốt trách nhiệm của một quan tòa, giúp trẻ cảm thấy hài lòng trước sự phân xử công bằng của bố mẹ và cảm thấy anh, chị em trong nhà cần đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.
Các con cần hiểu được tầm quan trọng của việc tôn trọng cảm xúc của người khác. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên dành thời gian riêng cho mỗi đứa trẻ cũng giúp con cảm thấy mình có vị trí quan trọng và thêm gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.
3. Thói ăn cắp vặt
Thói ăn cắp vặt nếu không được uốn nắn ngay từ đầu sẽ trở thành tính xấu nghiêm trọng. Tuy nhiên, cha mẹ cần phải giữ bình tĩnh nếu con trót đánh cắp một thứ gì đó lần đầu tiên, hãy tìm hiểu động cơ và giải thích nhẹ nhàng cho con đây là 1 việc làm sai trái. Sau đó, yêu cầu con trả lại món đồ hoặc món tiền đó và thành thật xin lỗi. Nếu hành vi trộm cắp tiếp tục xảy ra nhiều lần, hãy tìm sự trợ giúp của những chuyên gia tâm lý. Cần phải giải quyết tận gốc tật xấu này, tránh để nó trở thành một thói quen.
4. Thái độ thiếu tôn trọng người khác
Những thái độ như thiếu tôn trọng hay thậm chí hỗn xược với người lớn của trẻ thường khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Trẻ em đôi khi không biết như vậy là sai, do đó người lớn cần tìm hiểu điều gì đang gây ra hành vi này. Dù vì bất cứ nguyên nhân gì, con cần hiểu đây là điều không nên. Cha mẹ nên bình tĩnh hướng dẫn con thể hiện cảm xúc và mong muốn của chúng một cách đúng đắn. Nếu con của bạn tiếp tục hành xử vô phép, hãy xử phạt một cách nghiêm khắc nhưng tránh làm tổn thương tâm lý trẻ.
5. Thiếu trung thực
Không nên giận dữ hay đánh đập mà phải giải thích cho con tầm quan trọng của sự trung thực và tin tưởng lẫn nhau trong các mối quan hệ. Dành thời gian để suy nghĩ về một sự trừng phạt phù hợp. Nếu sự thiếu trung thực trở nên thường xuyên, thậm chí có dấu hiệu của những lời nói dối nghiêm trọng hơn, có thể bạn sẽ cần liên hệ với các chuyên gia tâm lý.
6. Thái độ nhõng nhẽo
Đây là thái độ dựa dẫm và đòi hỏi mà trẻ thường biểu hiện ra khi muốn được chiều chuộng. Trong trường hợp này, cha mẹ cần tỏ rõ sự nghiêm khắc, nhắc nhở con nói chuyện với một giọng điệu bình thường, không mè nheo và ngừng than vãn. Đôi khi, sự nghiêm khắc không hiệu quả, bạn có thể ngồi lại và nói chuyện với con một cách nghiêm túc. Điều này rèn cho con tính tự lập và chủ động. Đây là 1 trong những đức tính cần thiết cho tương lai sau này của trẻ.
7. Vô tâm
Việc dạy trẻ cách cư xử đúng mực, cha mẹ không nên vội vàng và đặt quá nhiều áp lực. Yêu cầu đầu tiên, các con nên học được cách biết quan tâm, giúp đỡ người khác, đặc biệt là đối với người lớn tuổi và các em nhỏ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.