Trẻ em nghịch ngợm thực sự là một vấn đề khiến cha mẹ đau đầu. Ai cũng mong con mình ngoan ngoãn, vâng lời, học giỏi, nhưng chúng lại quá nghịch ngợm không thể kiểm soát được. Tuy nhiên, có một thực tế rằng, những đứa trẻ trông rất ngoan ngoãn, nhưng tính tình lại không vui vẻ dễ chịu, ít nói, không có bạn, không muốn giao tiếp với mọi người kể cả cha mẹ.
Đối diện với trường hợp này, nhiều cha mẹ sợ con mình có vấn đề tâm lý, sợ chúng rơi vào trạng thái trầm cảm ngay từ nhỏ sẽ rất nguy hiểm. Chuyên gia giáo dục Trung Quốc, đồng thời là giáo sư tâm lý học, bà Lý Mỹ Kim cho rằng: “Đừng ngăn cản trẻ nghịch ngợm, vì trẻ càng ngoan ngoãn thì khi lớn lên càng gặp nhiều vấn đề với bản thân”.
Bà Lý Mỹ Kim.
Giáo sư Lý tin rằng, sự nghịch ngợm của trẻ em từ thời thơ ấu có thể gián tiếp phản ánh rằng sức khỏe tinh thần của chúng rất lành mạnh. Chúng có thể thích nghi tốt hơn với xã hội và tương tác với người khác khi lớn lên một cách tích cực.
Và những đứa trẻ đặc biệt nhạy cảm sẽ kìm nén cảm xúc của mình từ nhỏ, tuy không nghịch ngợm và đỡ nhiều phiền phức cho cha mẹ nhưng khi lớn lên, chúng có thể gặp vấn đề lớn về tâm lý. Chúng cũng có thể gặp một số trở ngại khi tương tác với những người khác, không thể giao tiếp tốt với những người thân thiết.
Ảnh hưởng của những đứa trẻ bị cha mẹ chèn ép từ nhỏ là gì?
1. Không tự tin
Một số đứa trẻ trong mắt cha mẹ mình luôn là người kém cỏi, đi đâu cũng bị chê trách, chỉ trích về mọi mặt. Khi không được cha mẹ công nhận, chúng sẽ dần hình thành sự tự ti trong thời gian dài và một vết thương lòng không thể xóa nhòa trong thời thơ ấu.
Khi trưởng thành, trẻ luôn cảm thấy mình chưa đủ tốt và không xứng đáng được nhận những điều tốt đẹp. Sự thiếu tự tin này sẽ tràn ngập trong cuộc sống của trẻ gặp nhiều khó khăn.
2. Không muốn bộc lộ cảm xúc bên trong
Trẻ em không thể nhận được sự quan tâm chăm sóc về mặt tình cảm của cha mẹ, cũng như không thể tạo dựng niềm tin ở những người xung quanh ngay từ khi còn nhỏ, chúng sẽ không bao giờ bộc lộ những suy nghĩ thực sự bên trong của mình với người khác.
Trẻ không tin tưởng người khác, theo thời gian, chúng đã quen với việc kìm nén cảm xúc của chính mình, giống như đeo một chiếc mặt nạ vô hình. Trẻ thậm chí có thể không thực sự bộc lộ cảm xúc trên khuôn mặt.
3. Làm hài lòng người khác ở mọi nơi
Những đứa trẻ luôn bị chèn ép từ nhỏ đã luôn muốn làm vui lòng cha mẹ. Khi lớn lên, trẻ cũng muốn được mọi người xung quanh công nhận, vì vậy chúng sẽ làm rất nhiều điều mà bản thân không muốn làm để không phụ lòng người khác.
Những đứa trẻ như vậy thường không biết mình muốn gì, hoang mang vô định, không biết hạnh phúc thực sự là gì.
Bản chất đứa trẻ nào cũng nghịch ngợm, cha mẹ không nên quá khắt khe với trẻ nhỏ, nếu trẻ học cách “giấu mình” ngay từ nhỏ, trẻ khi lớn lên sẽ có nhiều vấn đề về nhân cách, có khả năng cản trở cuộc sống và công việc sau này.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.