Bò Tây Tạng sống ở độ cao lớn nhất thế giới, dãy Himalaya, cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng (Trung Quốc) và xa về phía bắc tới tận Mông Cổ.
Bò Tây Tạng hay còn gọi là Yak, phân bố ở những khu vực có độ cao trên 3.000 mét so với mực nước biển, thuộc bộ Artiodactyla và họ Bovidae.
Nguồn gốc của bò Tây Tạng có thể bắt nguồn từ kỷ Pleistocene, khoảng 3 triệu năm trước. Vào thời điểm đó, chúng được phân bố rộng rãi ở phía bắc của lục địa Âu-Á. Mãi đến 700.000 năm trước, tổ tiên của bò Tây Tạng mới bắt đầu di cư đến các vùng đồng cỏ của Trung Á.
Bò Tây Tạng có thân hình mập mạp, lông dày, đầu tương đối nhỏ, đuôi ngắn và đặc biệt là móng guốc to và rộng, giống như bàn chân của gấu.
Bò Tây Tạng có thân hình uy nghi, mạnh mẽ nhưng cũng rất gọn gàng để không tiêu hao quá nhiều năng lượng. Ngoài ra, nó sở hữu bộ lông dài và dày để giữ nhiệt. Tim, phổi của bò Tây Tạng đều lớn hơn gia súc bình thường để thích ứng với điều kiện oxy loãng.
Tây Tạng sống ngoài tự nhiên nặng đến 1.000 kg, có bộ lông dài, dày, rủ xuống qua bụng. Bò Tây Tạng hoang dã thường có màu sẫm. Trong khi đó, bò nhà lại có màu lông đa dạng hơn, phổ biến là nâu và kem. Sừng bò Tây Tạng có một đoạn cong đặc trưng và dài. Một đặc điểm chung là chúng đều có một bướu trên lưng.
Bò Tây Tạng là loài vật ôn hòa. Chúng không bao giờ phản kháng lại chủ. Tuy nhiên, trong điều kiện hoang dã, bò Tây Tạng sẵn sàng đánh nhau với kẻ thù của mình cho tới khi một bên bỏ mạng.
Bò Tây Tạng được người dân sử dụng để mang vác hàng hóa. Nhờ sức mạnh thể chất vượt trội, chúng có thể vác 100-200 kg và di chuyển khoảng 15 km/ngày. Lớp lông dày giúp chúng làm việc kể cả khi thời tiết khắc nghiệt nhất, xuống tới âm 40 độ C.
Bò Tây Tạng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống Tây Tạng. Người nông dân nhờ vào nó để thồ hàng, có thể chở được hơn 200 kg. Nhưng cứ đến dịp lễ hội, chúng lại được "nghỉ làm" mà tham gia vào hội đua bò truyền thống.
Loài bò này được người Tây Tạng thờ phụng. Không khó để bắt gặp hình ảnh những bức tượng khổng lồ của chúng. Khi bò Tây Tạng chết, người dân thường giữ đầu chúng để treo trong nhà. Phần xương của chúng cũng được dùng làm thành những tràng hạt để hành trì.
Bên cạnh việc vận chuyển, người Tây Tạng còn dùng bò Tây Tạng để lấy sữa, lông làm áo. Nhiều người Tây Tạng theo Phật giáo nên họ thường tránh ăn thịt bò Tây Tạng. Dù vậy, du khách đến Tây Tạng vẫn có thể tìm thấy nhiều cửa hàng bán sản phẩm làm từ thịt bò Tây Tạng trên phố. Phân bò Tây Tạng được dùng làm nhiên liệu đốt.
Những chiếc đèn bơ sữa thắp thâu đêm suốt sáng.
Nếu đến Tây Tạng, ghé một chiếc lều nào đó hỏi thăm, bạn rất có thể sẽ được mời một ly trà bơ sữa bò béo ngậy. Văn hóa hiếu khách của những người du mục nay đây mai đó thể hiện qua thức trà này.
Nếu uống không hết sữa tươi, các du mục Tây Tạng có thể tận dụng phần còn dư để làm sữa chua hoặc khuấy thành bơ. Khác với bò sữa được nuôi trong các trang trại trên khắp thế giới, bò Tây Tạng vẫn là động vật hoang dã. Có lẽ cũng chính bởi vì thế mà sữa của nó cực giàu chất béo.
Dù không phải là con vật thiêng liêng, nhưng bò Tây Tạng luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong văn hóa Tây Tạng. Hình ảnh của nó nhắc nhở con người về ý chí sống mạnh mẽ, can trường ở vùng núi cao hẻo lánh và khắc nghiệt.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.