Đứt gãy tầng địa chất là gì? Đứt gãy tầng địa chất có thể gây ra nguy cơ gì?

PV Thứ sáu, ngày 13/09/2024 20:31 PM (GMT+7)
Đứt gãy tầng địa chất là gì? Có thể phát hiện hiện tượng đứt gãy tầng địa chất bằng phương pháp thăm dò từ mặt đất đúng không? Hiện tưởng đứt gãy tầng địa chất có gây ra nguy cơ sạt lở đất hay không?
Bình luận 0

Trước đây tại Điều 2 Quy chế báo tin động đất, cảnh báo sóng thần do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 264/2006/QĐ-TTg có nêu như sau: "Động đất (còn gọi là địa chấn) là sự rung động mặt đất, gây ra bởi các dịch chuyển đột ngột của các địa khối theo các đứt gãy địa chất trong lòng đất (gọi là động đất kiến tạo), các vụ nổ núi lửa (gọi là động đất núi lửa), các vụ sụp đổ hang động, các vụ trượt lở đất, thiên thạch và các vụ nổ nhân tạo."

Hiện tại Quyết định 264/2006/QĐ-TTg đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Quyết định 18/2021/QĐ-TTg.

Tuy nhiên, tại Quyết định 18/2021/QĐ-TTg đã không còn đề cập đến đứt gãy tầng địa chất nữa.

Tóm lại, có thể hiểu đứt gãy tầng địa chất (còn gọi là biến vị, đoạn tầng hoặc phay) là một hiện tượng địa chất liên quan tới các quá trình kiến tạo trong vỏ Trái Đất.

Đứt gãy tầng địa chất có thể chia làm nhiều loại: Đứt gãy thuận, đứt gãy nghịch, đứt gãy ngang... Thông thường đứt gãy thường xảy ra tại nơi có điều kiện địa chất không ổn định.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

img

Đứt gãy tầng địa chất là gì? Có thể phát hiện hiện tượng đứt gãy tầng địa chất bằng phương pháp thăm dò từ mặt đất đúng không? (Hình từ Internet)

Có thể phát hiện hiện tượng đứt gãy tầng địa chất bằng phương pháp thăm dò từ mặt đất đúng không?

Tại tiểu mục 1.4 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp thăm dò từ mặt đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Thông tư 31/2014/TT-BTNMT có quy định như sau:

1.4. Mục tiêu của phương pháp thăm dò từ mặt đất

Phương pháp thăm dò từ mặt đất có thể giải quyết các nhiệm vụ địa chất sau:

1.4.1. Phát hiện, theo dõi và nghiên cứu các đứt gãy địa chất, các thể xâm nhập, các đá phun trào và ranh giới các tầng đất, đá có từ tính khác nhau;

1.4.2. Tìm kiếm và thăm dò các loại quặng như: magnetit, titanomagnetit, pyrotin và các khoáng sản có từ tính khác.

Như vậy, có thể thông qua phương pháp thăm dò từ mặt đất phát hiện, theo dõi và nghiên cứu các đứt gãy địa chất.

Theo tiểu mục 1.4 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp thăm dò từ mặt đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Thông tư 31/2014/TT-BTNMT, điều kiện địa chất - địa vật lý thuận lợi để ứng dụng phương pháp thăm dò từ là:

- Có sự khác nhau rõ rệt về từ tính giữa đối tượng nghiên cứu và đá vây quanh;

- Đối tượng có dạng kéo dài, mặt ranh giới cắm dốc;

- Đối tượng đủ lớn so với độ sâu của nó.

Ngoài ra, theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp thăm dò từ mặt đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Thông tư 31/2014/TT-BTNMT thì phương pháp thăm dò từ mặt đất trong các điều kiện cụ thể có thể được áp dụng ở các giai đoạn của công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản, địa chất tai biến và nhiều lĩnh vực kinh tế, quốc phòng khác.

Hiện tưởng đứt gãy tầng địa chất có gây ra nguy cơ sạt lở đất đá hay không?

Theo Điều 3 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020) thì hiện tượng động đất là một trong những thiên tai có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, theo khoản 33 Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg thì động đất là sự rung động mặt đất bởi sự giải phóng đột ngột năng lượng trong vỏ trái đất dưới dạng sóng địa chấn

Động đất được gây ra chủ yếu là do vỡ các đứt gãy tầng địa chất mà còn do các sự kiện khác như hoạt động núi lửa, lở đất, vụ nổ mìn và thử hạt nhân.

Tại Phụ lụi VIII ban hành kèm theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định về tác động của động đất như sau:

* Cường động chất động của động đất cấp X - Phá hoại hoàn toàn nhà cửa

Nhiều nhà kiểu C bị hư hại bậc 4, một số ít bậc 5; nhiều nhà kiểu B bị hư hại bậc 5, đa số nhà kiểu A bị hư hại bậc 5. Đê đập hư hại nguy hiểm, cầu hư hại nặng. Đường sắt hơi bị cong, ống dẫn ngầm bị cong hay gẫy. Lớp đá phủ và lớp nhựa đường đi tạo thành một mặt lượn sóng.

Nền đất bị nứt rộng vài dm và trong vài trường hợp tới 1 m. Song song với lòng các dòng nước chảy, xuất hiện những đứt gãy rộng. Lở đá bở từ sườn dốc đứng. Có thể có trượt đất lớn ở bờ sông và bờ biển dốc đứng. Sánh nước ra ngoài kênh, hồ, sông,..., xuất hiện hồ nước mới.

Như vậy, trong trường hợp xuất hiện hiện tượng đứt gãy từng địa chất thì có thể sẽ xảy ra nguy cơ sạt lở đất đá.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem