Ekyc

  • Định danh khách hàng là một yếu tố vô cùng quan trọng để đảm bảo lành mạnh hệ thống ngân hàng, phòng ngừa rủi ro gian lận, rửa tiền, lừa đảo. Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn đang “mắc kẹt” với một số quy định liên quan đến việc định danh khách hàng bằng phương thức điện tử (eKYC).
  • Xu hướng công nghệ 4.0 ngày càng phát triển và phổ biến, các ngân hàng phải đáp ứng về công nghệ và dùng công nghệ để phục vụ khách hàng mới có thể cạnh tranh được trên thị trường. Hiện nay, chuyển đổi số không còn là lựa chọn mà đã trở thành nhiệm vụ bắt buộc với tất cả các nhà băng.
  • Ông Nguyễn Hoàng Giang, Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán DNSE nhận định: “Việc số tài khoản chứng khoán mở mới liên tục tăng bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 do các công ty áp dụng eKYC (định danh khách hàng điện tử), giúp nhà đầu tư có thể dễ dàng mở tài khoản trực tuyến mà không phải ra tận nơi như trước kia”.
  • Với mong muốn mang đến những giá trị khác biệt và sự tiện lợi tối đa cho khách hàng, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) triển khai tính năng mở tài khoản số đẹp qua kênh qua SHB Internet Banking/Mobile Banking.
  • Mục tiêu đến năm 2025 ít nhất 50% quyết định giải ngân, cho vay các khoản nhỏ lẻ, vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân phải thực hiện theo số hóa, tự động. Thực tế, các ngân hàng thương mại cũng đang chạy đua triển khai chuyển đổi số, đưa ứng dụng số hóa vào các hoạt động của nhà băng.
  • Có thể coi Covid-19 là một "lợi thế" bất ngờ thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số của các ngân hàng tại Việt Nam.
  • Các ngân được quyết định áp dụng hạn mức giao dịch qua tài khoản thanh toán mở bằng phương thức điện tử (eKYC) không vượt quá 100 triệu đồng/tháng cho một khách hàng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ngân hàng được áp dụng hạn mức giao dịch cao hơn hạn mức quy định.
  • "Thông tư về eKYC vừa được Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh ký. Đây là nền tảng đầu tiên để thanh toán số, ngân hàng số phát triển. Chúng tôi đang nghiên cứu, xem xét có nên đưa ra Luật thanh toán hay không?".
  • eKYC, bước tiến mới trong công cuộc số hóa các hoạt động ngân hàng, được các nhà băng tiến hành rầm rộ thời gian gần đây. Tuy nhiên, vẫn trong giai đoạn thử nghiệm "vừa làm, vừa nghe, vừa sửa", nên ngân hàng vẫn “vướng”.
  • eKYC nếu làm nghiêm túc có thể an toàn hơn, nhưng độ tin cậy cũng như bảo mật thông tin khách hàng và phòng chống rủi ro là yếu tố sống còn của ngân hàng. Do vậy, nếu không kiểm soát được rủi ro thì các ngân hàng thương mại chưa dám triển khai eKYC, dù không muốn bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua ngân hàng số.