Kiến trúc nhà ga có 3 chóp nhọn, tượng trưng cho ngọn núi Langbiang nổi tiếng – đỉnh núi cao nhất vùng, phía trước còn có mặt đồng hồ to ghi lại thời gian mà bác sĩ Yersin đã phát hiện ra khí hậu tuyệt vời của Đà Lạt. Tuyến đường sắt răng cưa Sông Pha - Đà Lạt dài khoảng 10 km, vượt độ cao 1.000m của đèo Sông Pha với độ dốc 12% được thiết kế theo kiểu Thuỵ Sĩ. Đường sắt có 3 đường ray, một ray nằm giữa được thiết kế có răng cưa để tàu có thể leo dốc an toàn. Đây là kiểu đường sắt chỉ có ở Đà Lạt và Thuỵ Sĩ. Hiện nay, cả tuyến đường sắt Đà Lạt không còn dấu tích các đoạn răng cưa này.
Ga có 3 chóp nhọn, tượng trưng cho núi Langbiang nổi tiếng.
Ga Đà Lạt được xây dựng từ năm 1932 đến 1938, do hai kiến trúc sư người Pháp là Moncet và Reveron thiết kế; người thi công công trình là thầu khoán Võ Đình Dung, với kinh phí xây dựng là 200.000 france. Năm 2001, Ga Đà Lạt được Bộ Văn hóa Thông tin và Du Lịch công nhận là di tích kiến trúc cấp quốc gia. Và vì thành phố Đà Lạt nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển, nên ga Đà Lạt được coi là nhà ga “cao nhất” Việt Nam.
Hiện nay Ga Đà Lạt chỉ dành phục vụ cho du lịch. Với tuyến đường 7 km, du khách sẽ có trải nghiệm thú vị về một tuyến đường sắt nổi tiếng một thời, được ngắm nhìn thành phố hoa Đà Lạt từ trên tàu lửa. Đây cũng là điểm được các bạn trẻ chọn làm điểm chụp ảnh cưới cho ngày hạnh phúc.
Nhà ga được chia làm ba gian nhà, mỗi gian đều rộng lớn với những cửa kính mầu…
Ga Đà Lạt luôn nhộn nhịp du khách.
Một đoàn tàu đang rời nhà ga, đưa hành khách đi thăm quan Đà Lạt.
Một toa tàu được thết kế thành nơi lưu giữ những kỷ niệm một thời của tuyến đường sắt nổi tiếng chỉ có ở Đà Lạt và Thụy sĩ.
Các bạn trẻ đến Ga Đà Lạt để chụp ảnh cưới, lưu giữ những khoảnh khắc hạnh phúc tại thành phố hoa.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.