Gà đen bản địa
-
Gà đen bản địa là giống gà xương đen thịt đen, nhưng không phải là gà ác. Gà đen thịt ngon, dù nấu món gì cũng thơm. Nhờ nuôi gà đen bản địa quy mô lớn, nhiều hộ dân ở huyện vùng cao Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái) đã có thu nhập tốt hơn, vươn lên thoát nghèo.
-
Từ hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Hờ A Giao (thôn Chống Khua, xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái) đã mạnh dạn nuôi một số loại con đặc sản như ngan ta, gà đen, lợn đen...Đây là những vật nuôi bản địa, tuy chậm lớn và hơi xấu tướng nhưng chất lượng thịt thơm ngon, bán đắt hàng.
-
Nhận thấy giá trị kinh tế của gà đen mang lại, Hội Nông dân tỉnh Nghệ An đã mạnh dạn đề xuất xây dựng nhiều mô hình nuôi giống gà đặc sản này trên địa bàn huyện Kỳ Sơn. Đến nay những mô hình nuôi gà đen đã giúp người dân giảm nghèo làm giàu bền vững.
-
Sáng ngày 19/1, tại buổi chợ phiên cuối cùng trong năm ở thị trấn Tủa Chùa (huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên), hàng nghìn người Mông từ các xã vùng cao cầm theo loài gà xương đen đặc sản xuống núi để bán. Loài gà đặc sản xương đen của người Mông vốn chỉ ăn ngô, ăn đá, uống sương đêm này mang con nào bán hết con đó...
-
Chàng trai người Nùng Trương Văn Quynh mồ côi cha khi mới 2 tháng tuổi, mẹ bỏ đi bước nữa khi mới chập chững biết đi. Cuộc sống vất vả, bế tắc nhưng nhờ gắn bó với giống gà Mông đen bản địa, Trương Văn Quynh (SN 1988) đã vượt khó, ăn nên làm ra, trở thành tỷ phú trẻ tuổi xã Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ (Hà Giang).