Game online: "Thuốc phiện tinh thần" với giới trẻ Trung Quốc

Huỳnh Dũng (Theo Aljazeera) Thứ ba, ngày 12/10/2021 07:45 AM (GMT+7)
Liệu cuộc đàn áp chơi game online dành cho thanh thiếu niên ở Trung Quốc có làm nên "cơm cháo" thực sự?
Bình luận 0

Người trong ngành nói gì về chính sách đàn áp game online tại xứ Trung?

Trung Quốc là thị trường game điện tử lớn nhất với khoảng 743,5 triệu người chơi game ở Trung Quốc, theo công ty nghiên cứu thị trường Niko Partners, trong đó có khoảng 110 triệu người dưới 18 tuổi. Với con số như vậy, việc ra các chính sách siết chặt mảng game online tại Trung Quốc chắc chắn sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề nan giải đáng để quan tâm.

Thành thật mà nói, sức hút của ngành công nghiệp game online tại Trung Quốc đang khá chao đảo, bất ổn và có thể suy giảm đối với thanh thiếu niên Trung Quốc sau một cuộc đàn áp của chính phủ hạn chế bất kỳ ai dưới 18 tuổi chỉ được chơi game ba giờ một tuần, hoặc từ 8 giờ tối đến 9 giờ tối vào các ngày thứ sáu, cuối tuần và ngày lễ. Thậm chí, nhiều trò chơi trực tuyến ở Trung Quốc yêu cầu đăng ký ID và đối với trẻ vị thành niên đăng nhập, hệ thống sẽ ghi lại thời gian chơi. Nếu một đứa trẻ vượt quá giới hạn thời gian, một cửa sổ bật lên khiến bạn không còn lựa chọn nào khác ngoài việc dừng lại.

Rắc rối là trong khi chính quyền địa phương và quốc gia trong quá khứ đã hỗ trợ xây dựng ngành công nghiệp trò chơi trực tuyến, cạnh tranh bằng cách tổ chức các giải đấu, tuy nhiên các quy tắc mới có hiệu lực vào ngày 1 tháng 9 đã hạn chế bất kỳ ai dưới 18 tuổi chơi game chỉ ba giờ một tuần.

Trung Quốc đã cấm người dưới 18 tuổi chơi trò chơi điện tử hơn ba giờ một tuần, một biện pháp can thiệp xã hội nghiêm ngặt mà họ cho là cần thiết để giải quyết vấn đề nghiện thứ mà họ từng mô tả là " thuốc phiện tinh thần". Ảnh: @AFP.

Trung Quốc đã cấm người dưới 18 tuổi chơi trò chơi điện tử hơn ba giờ một tuần, một biện pháp can thiệp xã hội nghiêm ngặt mà họ cho là cần thiết để giải quyết vấn đề nghiện thứ mà họ từng mô tả là "thuốc phiện tinh thần". Ảnh: @AFP.

Điều này xảy ra khi các phương tiện truyền thông nhà nước và các cơ quan chính phủ mô tả game online là "thuốc phiện tinh thần", các hạn chế mới dường như được đặt ra có thể gây thiệt hại cả ngắn hạn và dài hạn cho ngành công nghiệp trò chơi ở Trung Quốc, với những tác động lâu dài có thể là đau đớn nhất.

Gần đây nhất, chính phủ Trung Quốc đã báo hiệu mức độ nghiêm trọng của việc thực thi các quy tắc mới, sau khi hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa xã đưa tin rằng, các cơ quan quản lý đã triệu tập các công ty trò chơi bao gồm cả những người khổng lồ Tencent Holdings và NetEase để thảo luận về các hạn chế mới mà các công ty game hàng đầu này phải tuân thủ.

Trước đó đã có các quy định đã được áp dụng từ năm 2018 yêu cầu nhận dạng tên thật và số giờ chơi mỗi ngày của thanh thiếu niên được giới hạn trong 1,5 năm sau đó. Tuy nhiên, các quy tắc mới nhất nghiêm ngặt hơn và đi sâu hơn nhiều hơn về việc buộc các đối tượng thanh thiếu niên đi vào đường lối cai game dần.

"Với xác thực tên thật là điều bắt buộc, những người chơi mới muốn thử trò chơi ẩn danh trước khi quyết định trở thành người chơi chính thức có thể bị từ chối thử", Eason Zhang, một nhà phát triển trò chơi có trụ sở tại Thâm Quyến, người đã tham gia vào lĩnh vực này cho hơn một thập kỷ nói với tờ Al Jazeera.

Những hạn chế trước đó vào khoảng ba năm trước đây đã thúc đẩy các ông lớn chơi game như Tencent và NetEase mở rộng ra thị trường nước ngoài hơn nữa, thay vì chủ yếu tập trung vào thị trường Trung Quốc. Và dĩ nhiên, ở cuộc đàn áp mới thì chắc chắn xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục.

"Điều đó có nghĩa là rất nhiều nhà phát triển trò chơi ở Trung Quốc sẽ dần chuyển ưu tiên phát triển trò chơi chỉ cho thị trường toàn cầu, với các tựa game được bản địa hóa hoặc các tựa game chuyên biệt của hãng sẽ ưu tiên ra mắt trên khắp thế giới trước tiên, và phải mất một thời gian sau đó mới cho phát hành tại Trung Quốc", - Daniel Ahmad, một nhà phân tích của Niko Partners ở London nói với trang Al Jazeera.

Ahmad cho biết doanh thu từ những hạn chế mới nhất không thể làm giảm lợi nhuận tức thì cho các công ty trò chơi lớn, với chỉ khoảng 1 đến 5% doanh thu đến từ khoảng 110 triệu thanh thiếu niên chơi trò chơi điện tử trực tuyến ở Trung Quốc, Ahmad nói. Với khoảng 97% người trong độ tuổi từ 18 đến 24 tham gia vào các trò chơi theo một cách nào đó, tác động lớn trong thời gian ngắn hạn từ chính sách trên khó có thể xảy ra.

"Trò chơi là một phần của văn hóa và Trung Quốc là thị trường trò chơi lớn nhất trên thế giới", Ahmad nói. "Đây không phải là thứ đột nhiên biến mất trong một sớm một chiều đối với trẻ vị thành niên, mặc dù các giới hạn là vô cùng khắc nghiệt. Nó vẫn là một phần của văn hóa. Cha mẹ của trẻ vị thành niên ngày nay trước đây cũng từng đã quen và tiếp cận với việc chơi game, vì vậy họ sẽ có tư tưởng tự do hơn và có thể cởi mở hơn trong việc cho phép con cái của họ sử dụng tài khoản của họ để chơi trò chơi".


Phản ứng dữ dội trên trực tuyến của thanh thiếu niên hiện đang rất mạnh mẽ, với các bình luận trên mạng xã hội Weibo lên án chính sách bất công như thế, và đặt câu hỏi làm thế nào thanh thiếu niên có thể "thư giãn" bây giờ, và thậm chí liệu nó có ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo của họ hay không.

Một số người đã nói đùa về các động thái chính sách trên Weibo: "Đối với những người chơi game trưởng thành, bây giờ đừng chế nhạo trẻ vị thành niên quá nhiều, vì ai mà biết được nếu một ngày nào đó sẽ có chính sách yêu cầu bạn chứng minh rằng bạn có vợ / chồng và ít nhất ba con trước khi được phép đăng nhập vào trò chơi của bạn".

Cui Chenyu, một nhà phân tích tại công ty tư vấn công nghệ Omdia ở Thượng Hải cho biết: "Giới hạn độ tuổi sẽ khiến nhiều game thủ trẻ chuyên nghiệp không tham gia vào game online, vì vậy tôi nghĩ đó sẽ là một trong những tác động lớn nếu xét về mặt lâu dài". Cô nói với Al Jazeera.

Còn Johnny Chen, một cựu nhà phát triển trò chơi ở Thâm Quyến nói rằng những hạn chế trước đây đã bắt đầu thay đổi thói quen của thanh thiếu niên, và các quy tắc mới nhất sẽ chỉ củng cố thêm những thay đổi đó.

Chen nói: "Nó sẽ có tác động lớn đến cơ sở người dùng về mặt lâu dài. Sẽ không có nhiều người chơi như trước đây nữa".

"Cuộc đàn áp game online tại Trung Quốc": Vì đâu nên nông nỗi?

Các biện pháp mới được đưa ra nhằm ngăn chặn trẻ vị thành niên nghiện trò chơi trực tuyến, vốn là "mối quan tâm rộng rãi" mà "đa số phụ huynh đồng tình", theo một tài liệu do chính quyền Trung Quốc ban hành. Thông báo dài bốn trang đề cập đến việc "chống nghiện" hoặc "cai nghiện dần" và nói rằng "thanh thiếu niên là tương lai của đất nước."

"Thanh thiếu niên là tương lai của đất mẹ chúng ta", hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã cho biết. "Bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần của người chưa thành niên liên quan đến lợi ích sống còn của nhân dân, liên quan đến sự nghiệp trồng người của thế hệ trẻ trong thời đại trẻ hóa đất nước".

Hơn 200 công ty trò chơi Trung Quốc đã cam kết điều chỉnh ngành công nghiệp game của họ để chống lại chứng nghiện chơi game, bao gồm cả việc sử dụng khả năng nhận dạng khuôn mặt để xác định trẻ vị thành niên. Ảnh: @AFP.

Hơn 200 công ty trò chơi Trung Quốc đã cam kết điều chỉnh ngành công nghiệp game của họ để chống lại chứng nghiện chơi game, bao gồm cả việc sử dụng khả năng nhận dạng khuôn mặt để xác định trẻ vị thành niên. Ảnh: @AFP.

Daniel Ahmad, một nhà phân tích cấp cao tập trung vào thị trường Trung Quốc và Châu Á của Niko Partners cho biết, những quy định này là một phần của xu hướng đang diễn ra nhằm kiểm soát sự phổ biến của trò chơi trực tuyến ở Trung Quốc, và là một phần của nỗ lực rộng rãi hơn để quản lý chặt chẽ hơn việc chơi game đối với trẻ vị thành niên.

Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã tìm cách đưa hệ sinh thái trò chơi trực tuyến rộng lớn của Trung Quốc phát triển, bằng các biện pháp bao gồm chính thức hóa và củng cố hệ thống ID, đồng thời tăng cường kiểm soát kiểm duyệt. Và tác động xã hội tiêu cực của việc nghiện game càng phức tạp khi ngành công nghiệp này ngày càng phát triển, vì thế mà chúng ngày càng được giám sát chặt chẽ hơn.

Những hạn chế này cũng đang diễn ra trong bối cảnh một cuộc đàn áp rộng lớn hơn đối với ngành công nghiệp giải trí của Trung Quốc, bao gồm các biện pháp trừng phạt chống lại các câu lạc bộ người hâm mộ trực tuyến và văn hóa hâm mộ người nổi tiếng (chẳng hạn như việc bán hàng hóa và các trang web xếp hạng người nổi tiếng) và các công ty công nghệ như Tencent và DiDi. 

Các nhà phân tích cũng dự đoán rằng, các ứng dụng video và phát trực tiếp sẽ được chính phủ quy định nhiều hơn để giải quyết "chứng nghiện internet" trong cuộc phục hưng công nghệ, đề cao giá trị cốt lõi dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình. Nói tóm lại, Bắc Kinh muốn mọi người dành ít thời gian tập trung vào những người nổi tiếng và những nội dung thế giới ảo, giữ lại giá trị cốt lõi chân thật.

Ngoài ra, Tập Cận Bình cũng đề cập đến vấn đề cận thị được báo cáo có liên quan đến các hạn chế chơi game. Theo thống kê chính thức, hơn một nửa số trẻ em ở Trung Quốc bị cận thị và tỷ lệ này dường như đang gia tăng. Vào năm 2018, một cuộc khảo sát chính thức cho thấy 72% trẻ em từ 12 đến 14 tuổi bị cận thị, tăng từ 58% vào năm 2010. Nguyên nhân của điều này được cho là do trẻ em không dành đủ thời gian ở ngoài trời và dành quá nhiều thời gian trước màn hình, cũng là một vấn đề đang ngày càng gia tăng trên khắp thế giới. Năm 2018, ông Tập tuyên bố cận thị là "một vấn đề lớn liên quan đến tương lai của đất nước mà chúng ta phải hết sức coi trọng và không được phép để nó phát triển".

Trung Quốc không phải là quốc gia đầu tiên ở châu Á áp đặt các biện pháp hạn chế. Hàn Quốc đã ban hành cái gọi là "Luật tắt máy" vào tháng 11 năm 2011 để chống lại chứng nghiện chơi game, được thiết kế để ngăn chặn những người dưới 17 tuổi chơi trò chơi từ nửa đêm đến 6 giờ sáng. Các quan chức ở Nhật Bản cũng lo lắng về việc trẻ em chơi game quá mức, đây dường như là một vấn đề ngày càng tăng. Nhưng việc đưa ra bất kỳ hạn chế nào là khó có thể xảy ra do hiến pháp của Nhật Bản được bảo vệ chặt chẽ nhằm ngăn chặn sự xâm phạm quá mức của Chính phủ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem