“Gạo thịt bò”: Bước tiến mới trong công nghệ thực phẩm

Huyền Vy (Theo The Japan Times) Thứ sáu, ngày 05/07/2024 12:00 PM (GMT+7)
Tại một phòng thí nghiệm nhỏ ở Seoul, một nhóm các nhà khoa học Hàn Quốc đang tiến hành tiêm tế bào thịt bò nuôi cấy vào từng hạt gạo với hy vọng sẽ làm thay đổi cách thế giới tiêu thụ thực phẩm.
Bình luận 0
“Gạo thịt bò”: Bước tiến mới trong công nghệ thực phẩm- Ảnh 1.

Phương pháp gạo lai của họ giảm đáng kể lượng carbon của protein bằng cách loại bỏ quá trình chăn nuôi động vật.

Từ việc chống nạn đói đến việc tiếp tế thực phẩm cho phi hành gia trong không gian, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, giáo sư Hong Jin-kee tại Đại học Yonsei (Seoul), tin rằng phát minh "gạo thịt bò" của ông có thể cung cấp cho con người một nguồn protein thân thiện với môi trường và nhân đạo hơn khi không có động vật nào bị giết hại trong quá trình tạo ra món ăn này.

Sử dụng thịt nuôi cấy, "chúng ta có thể thu được protein động vật mà không cần giết thịt gia súc", giáo sư Hong cho biết trong cuộc trò chuyện với AFP.

Từ lâu, các công ty trên toàn cầu đã cố gắng thương mại hóa các sản phẩm thay thế thịt, như thực phẩm thay thế dựa trên thực vật hoặc thịt nuôi cấy, do các vấn đề đạo đức về chăn nuôi gia súc công nghiệp và một số vấn đề môi trường liên quan đến khí thải nhà kính từ nông nghiệp chăn nuôi.

Giáo sư Hong Jin-kee, người có nền tảng về tế bào tổ chức và khoa học sinh học, đã chọn gạo cho nghiên cứu của mình vì hạt gạo đã là nguồn cung cấp protein hàng đầu cho người dân châu Á.

Quá trình nghiên cứu hiện tại của ông có thể tốn nhiều thời gian: hạt gạo thông thường được phủ một lớp gelatin từ cá để tăng tính kết dính, sau đó từng hạt gạo được tiêm tế bào thịt bò trước khi nuôi cấy trong bát Petri từ 7 đến 11 ngày. Gạo có "cấu trúc hơi xốp", Hong cho biết, và khi tế bào thịt bò đã được tiêm vào gạo, hạt gạo cung cấp "một cấu trúc lý tưởng để tế bào phát triển đồng đều từ trong ra ngoài".

Hong và nhóm của ông vẫn đang nghiên cứu cách mở rộng quy trình, ông nói, nhưng ông hy vọng sẽ được phê duyệt để sử dụng như một thực phẩm cứu trợ trong tình huống khẩn cấp tại hai quốc gia châu Phi.

"Đối với những người bị hạn chế chỉ có thể... ăn một bữa mỗi ngày, một sự gia tăng nhỏ về hàm lượng protein, thậm chí chỉ một vài phần trăm, trở nên vô cùng quan trọng", ông nói.

Hàn Quốc chưa phê duyệt bất kỳ loại thịt nuôi cấy nào cho tiêu thụ, nhưng vào năm 2022, nước này đã công bố kế hoạch đầu tư hàng triệu đô la vào quỹ "foodtech", đồng thời xác định thịt nuôi cấy tế bào là một lĩnh vực nghiên cứu ưu tiên. Thịt nuôi cấy được bán ở Singapore và Hoa Kỳ, nhưng Italia đã cấm vào năm ngoái với lý do cần bảo vệ ngành chăn nuôi gia súc của nước này. Một số học giả cho rằng các vấn đề đạo đức tiềm ẩn với thịt nuôi cấy có thể bao gồm việc khai thác tế bào từ động vật ban đầu.

Khó có thể "chắc chắn về độ an toàn của huyết thanh được sử dụng trong môi trường nuôi cấy, và các kháng sinh và hormone được thêm vào trong quá trình nuôi cấy," Choi Yoon-jae, một giáo sư danh dự tại Đại học Quốc gia Seoul, viết trong một bài viết trên trang web Chuksan News.

Theo nhóm của Hong, phương pháp gạo lai của họ giảm đáng kể lượng carbon của protein bằng cách loại bỏ quá trình chăn nuôi động vật. Đối với mỗi 100 gram (3.5 ounce) protein được sản xuất, ước tính phát thải 6.27 kilogram (13.8 pound) carbon dioxide - thấp hơn tám lần so với sản xuất thịt bò truyền thống.

Thịt nuôi cấy từ lâu đã "được trình bày như một giải pháp về khí hậu so với chăn nuôi truyền thống", Neil Stephens, một giảng viên về công nghệ và xã hội tại Đại học Birmingham, chia sẻ với AFP. Tuy nhiên, ngành này phải đối mặt với những thách thức, như cần phải "sản xuất với quy mô lớn, và rẻ, với nhu cầu năng lượng thấp và các đầu vào thân thiện với môi trường," ông nói.

"Gạo thịt bò" có thể có lợi thế hơn một số sản phẩm thịt nuôi cấy khác, vì đó là một sản phẩm lai "kết hợp tế bào động vật với vật liệu thực vật - gạo - làm cho nó rẻ hơn và ít tốn năng lượng”. Cũng theo Stephens: “Tuy nhiên, điều này vẫn cần chứng nhận bảo vệ môi trường ở quy mô lớn và thuyết phục người dùng tiêu thụ nó. Hai vấn đề này có thể là một thách thức lớn”.

Công ty tư vấn toàn cầu AT Kearney dự đoán rằng vào khoảng năm 2040, chỉ có 40% tiêu thụ thịt toàn cầu sẽ đến từ nguồn gốc truyền thống - và toàn bộ ngành công nghiệp sẽ bị đảo lộn. "Các sản phẩm như sữa, lòng trắng trứng, gelatin và cá có thể được tạo ra với công nghệ tương tự", AT Kearney viết trong báo cáo năm 2019.

Hong tin tưởng mạnh mẽ rằng công nghệ sinh học có thể thay đổi cách con người tiêu thụ thực phẩm. Ví dụ, ông nói, một người cao tuổi mắc bệnh suy giảm cơ bắp có thể ăn thịt nuôi cấy sản xuất chỉ với tế bào cơ, không phải mỡ, để giúp làm giảm tình trạng cụ thể của họ.

Thế giới đang ở trên bờ vực của một kỷ nguyên "càng có nhiều thông tin sinh học sẵn có và chúng ta cần kiểm soát thực phẩm của chúng ta một cách tỉ mỉ," ông nói. Một nhà bếp được trang bị trí tuệ nhân tạo trong tương lai có thể đánh giá sức khỏe của một người thông qua phân tích máu, sau đó chỉ dẫn robot chuẩn bị bữa sáng phù hợp nhất.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem