Thu hoạch lúa mì xanh: thực trạng mới gây xôn xao ở Trung Quốc
Nông dân Trung Quốc thu hoạch lúa mì xanh gây xôn xao
Thứ bảy, ngày 29/04/2023 07:15 AM (GMT+7)
Tại sao nông dân Trung Quốc thích bán lúa mì xanh với giá 1.500 nhân dân tệ (khoảng hơn 5 triệu đồng) mỗi mu (khoảng 100m2 đất) thay vì đợi lúa mì chín?
Trong những năm gần đây, một hiện tượng mới xuất hiện đó là lúa mì chưa chín được nông dân Trung Quốc thu hoạch và trở thành nông sản được gọi là "kho xanh". Đằng sau hiện tượng này, có thể thấy mối quan hệ phức tạp giữa sản xuất nông nghiệp và nhu cầu thị trường, cũng như sự cần thiết của phát triển nông nghiệp hiện đại.
Đầu tiên, hãy xem tại sao nông dân Trung Quốc thu hoạch lúa mì chưa chín. Điều này là do áp lực của sản xuất nông nghiệp hiện đại ngày càng tăng và nông dân phải hoàn thành một số lượng lớn các nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp trong một khoảng thời gian ngắn. Thu hoạch lúa mì chưa chín không chỉ tiết kiệm thời gian và chi phí lao động mà còn thu được năng suất cao hơn.
So với việc đợi lúa mì chín mới thu hoạch, lúa mì chưa chín có thể bán trước, giá cao hơn, có thể bán với giá 1.500 nhân dân tệ mỗi mu (khoảng hơn 5 triệu đồng cho gần 100 m2), trong khi giá lúa mì chín chưa đến 1.000 nhân dân tệ (khoảng hơn 3 triệu đồng) . Đây là lý do tại sao nông dân Trung Quốc thà thu hoạch lúa mì xanh còn hơn là đợi nó chín.
Tuy nhiên, hiện tượng này cũng phản ánh thực trạng sản xuất nông nghiệp ở Trung Quốc hiện nay. Sản xuất nông nghiệp thế giới đã bước sang một giai đoạn mới, đòi hỏi phải có những phương thức sản xuất hiệu quả hơn, thông minh hơn để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Đồng thời, nhu cầu thị trường cũng không ngừng thay đổi, người tiêu dùng ngày càng có yêu cầu cao hơn về chất lượng thực phẩm, nhu cầu về các sản phẩm xanh, hữu cơ, tốt cho sức khỏe ngày càng tăng. Và tất nhiên, lúa mì còn xanh rõ ràng không thể đáp ứng các yêu cầu này và cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy, nông dân Trung Quốc thu hoạch lúa mì chưa chín tuy có thu nhập cao hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Rất nhiều các chuyên gia đã đưa ra các phương hướng để giải quyết vấn đề này.Trước hết là phải sử dụng công nghệ nông nghiệp hiện đại để nâng cấp sản xuất nông nghiệp. Thông qua các biện pháp kỹ thuật có thể nâng cao hiệu quả và chất lượng sản xuất nông nghiệp, đồng thời đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm có chất lượng cao của người tiêu dùng.
Ví dụ, việc áp dụng các công nghệ trồng mới, chẳng hạn như trồng định hướng và bón phân chính xác, có thể cải thiện năng suất và chất lượng lúa mì, giúp lúa mì đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.
Ngoài ra, chính phủ và thị trường cần hợp tác để hỗ trợ và thúc đẩy ngành nông nghiệp hiện đại, nuôi dưỡng và hướng dẫn các loại hình kinh doanh nông nghiệp mới và thúc đẩy sự phát triển của hiện đại hóa nông nghiệp. Chính phủ có thể hỗ trợ tài chính và kỹ thuật, khuyến khích doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu khoa học tăng cường đầu tư, nghiên cứu phát triển công nghệ và sản phẩm nông nghiệp tiên tiến hơn, đồng thời thiết lập cơ chế giám sát thị trường hoàn thiện hơn, tăng cường kiểm tra chất lượng và truy xuất nguồn gốc nông sản, hệ thống bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng.
Tóm lại, hiện tượng thu hoạch lúa mì trước khi kịp chín phản ánh sự lệch pha giữa sản xuất nông nghiệp và nhu cầu thị trường, đồng thời cũng phản ánh tính cấp bách của hiện đại hóa và nâng cấp sản xuất nông nghiệp. Trung Quốc đang tìm mọi cách để thúc đẩy nâng cấp sản xuất nông nghiệp thông qua các biện pháp kỹ thuật và hỗ trợ chính sách, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu của thị trường, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và phát triển kinh tế của đất nước.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.