Gặp người phụ nữ thoát 2 bệnh ung thư nhờ dưỡng sinh trường sinh học

Thứ bảy, ngày 26/07/2014 20:42 PM (GMT+7)
Mắc cùng lúc 2 căn bệnh ung thư quái ác, chị Lan đau đớn, buông xuôi, phó mặc số phận. Nhờ có dưỡng sinh trường sinh học mà chị đã chiến thắng, thoát khỏi bệnh tật. Chị được mọi người gọi với cái tên “người đàn bà từ cõi chết trở về” và chính chị cũng không thể tin được mình còn có thể mạnh khỏe và làm những việc có ích đến ngày hôm nay.
Bình luận 0

Đối mặt với tử thần

Trong căn nhà nhỏ nằm cuối đường Chiến Thắng, quận Thanh Xuân, Hà Nội, chị Nguyễn Thị Thu Lan (52 tuổi) không giấu nổi cảm xúc khi chia sẻ về quãng thời gian chống chọi bệnh tật của mình.

Chị từng là cử nhân kinh tế và hiện là Giám đốc một công ty cổ phần, nếu không nói thì chắc hẳn không một ai biết người phụ nữ giỏi việc nước đảm việc nhà này từng mang trong mình 2 căn bệnh ung thư quái ác.

img
Chị Nguyễn Thị Thu Lan thoát khỏi bệnh tật nhờ dưỡng sinh trường sinh học.

Một ngày cuối năm 2002, lúc ấy chị mới 42 tuổi, bỗng thấy trong người không khỏe, thường xuyên đau ở phần bụng. Do công việc bận rộn, chồng chị lại là kỹ sư xây dựng nên thường xuyên tất bật với những dự án, công trình, thời gian ở nhà chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

Hai cô con gái đang tuổi ăn, tuổi học nên mọi công việc gia đình, bên nội, bên ngoại đều do một tay chị gánh vác. Cùng với đó, chị phải chịu trách nhiệm cho hoạt động của công ty gia đình mới khánh thành. Quay cuồng với công việc và vai trò làm mẹ, làm vợ, chị như quên đi bản thân mình.

Mãi đến khi có triệu chứng bất thường, chị Lan mới miễn cưỡng đi bệnh viện kiểm tra thì được các bác sĩ chẩn đoán bị ung thư đại tràng. “Nghe hung tin, tôi ngã quỵ xuống, đầu óc quay cuồng không nghĩ được việc gì nữa. Tôi đã nghĩ đến cái chết và vô cùng run sợ, lúc đó chồng tôi đang công tác ở Điện Biên và tôi khóc mất 3 ngày khi bác sỹ nói phải mổ ngay nếu không thì “chậm một ngày là mất 3 năm”, chị Lan tâm sự.

Biết chị bệnh, cả gia đình đảo lộn, ai cũng lo lắng, đứng ngồi không yên. Chị Lan nhập viện và điều trị theo tây y ngay lập tức, chị được tiến hành phẫu thuật cắt đại tràng vào tháng 12.2002. Tuy qua cơn nguy kịch nhưng sức khỏe chị Lan vô cùng yếu bởi truyền hóa chất vào người trong một thời gian dài.

Những tưởng căn bệnh ung thư đại tràng là quá sức đối với một người phụ nữ bé nhỏ như chị nhưng nào ngờ, số phận nghiệt ngã chưa buông tha khi vào cuối năm 2010, sau một lần tái khám ung thư, chị Lan được thông báo mắc ung thư cổ tử cung.

Lại thêm một bản án khoác lên người phụ nữ mảnh mai khiến chị sụp đổ hoàn toàn. Đầu năm 2011, chị Lan tiến hành phẫu thuật cắt tử cung và tiếp tục song song điều trị hai căn bệnh ung thư. Tỉnh dậy sau ca mổ, nằm trong phòng hồi sức, chị Lan thấy mình quá may mắn nhưng rồi lại lo lắng tột cùng cho số phận mình những tháng ngày về sau.

Bệnh tình dồn dập ập đến là cú sốc quá lớn đối với chị Lan và gia đình khi cuộc đời đang còn rộng mở, sự nghiệp và hạnh phúc đang ở thời kỳ viên mãn. “Mọi người trong TCty Sông Đà nơi tôi và chồng làm việc khi đó còn đồn nhau là đi thăm tôi còn kịp không hay là sắp sửa phải lo hậu sự rồi. Con gái út của tôi khi đấy mới 4 tuổi, thấy mẹ bị bệnh, người gầy rộc, chỉ còn khung xương thì suốt 2 tháng trời sợ không dám gần mẹ”, chị Lan chia sẻ.

Nhớ lại quãng thời gian đó, Phạm Ngọc Mai Anh (hiện là thạc sỹ truyền thông, con gái chị Lan) kể: “Chỉ trong vòng mấy năm mà mẹ tôi phát hiện 2 căn bệnh ung thư khiến gia đình vô cùng sửng sốt. Sau lần phẫu thuật thứ hai, mẹ tôi giảm hơn 10kg, người chỉ còn da bọc xương, thiếu sức sống. Bên cạnh đó, mầm mống ung thư vẫn còn tồn tại trong người, có thể phát bệnh bất cứ lúc nào, khiến tinh thần mẹ tôi suy sụp, mất niềm tin, luôn trong tình trạng hoảng loạn”.

Quên ung thư để sống

Năm 2011, chị Lan vẫn tiếp tục điều trị hóa chất tại Bệnh viện 103 Hà Nội. Mặc dù truyền hóa chất là phương pháp tối ưu nhất để trị ung thư của tây y, thế nhưng hóa chất truyền vào cơ thể dẫn đến giảm hồng cầu, bạch cầu, cơ thể chị cứ yếu dần. Thậm chí, chị không ăn được, nuốt không trôi và còn phải kiêng khem đủ thứ.

Chính vì vậy mà cơ thể chị cứ gầy rộc đi, héo úa, không sức sống. Thế rồi, vô tình chị được một cô bạn của cậu em trai đang sống ở Biên Hòa giới thiệu về bộ môn dưỡng sinh trường sinh học có thể hỗ trợ điều trị bệnh ung thư rất tốt. Với tâm lý “còn nước còn tát”, chị Lan đã hỏi thăm, tìm hiểu về môn học cũng như địa chỉ lớp học để có thể tham gia.

Trước đó, chị đã có khoảng thời gian 4 năm học khí công trường sinh và công dụng của nó đã được bản thân chị kiểm chứng. Thời điểm đó, môn học dưỡng sinh trường sinh học chưa được phổ biến tại phía Bắc nên chị phải lặn lội vào tận Bình Dương để tìm học.

Chị Lan may mắn được gặp thầy Trần Văn Mai - một trong những người giỏi nhất ở bộ môn này tại Việt Nam, người đã tạo niềm tin cho chị quyết tâm theo học môn trường sinh học.

Chị Lan chia sẻ: “Sau khi được các thầy mở luân xa và dạy học cấp 1, cấp 2, tôi quay trở lại bệnh viện điều trị đợt hóa liệu cuối cùng. Bác sĩ điều trị có khuyên tôi không nên theo học môn học dưỡng sinh vì nếu mở các luân xa mà không đóng lại được thì có ảnh hưởng xấu, có thể sẽ chết sớm hơn. Vị bác sĩ đó còn nhấn mạnh: “Dù có còn sống thêm được 1, 2 năm nữa cũng đừng mạo hiểm cuộc đời mình như vậy”. Nhưng vì nghĩ 1, 2 năm quá ngắn ngủi, phó mặc số phận như thế không đành, tôi quyết tâm theo học dưỡng sinh sau khi điều trị tại bệnh viện”.

Sau khi được mở luân xa và hướng dẫn cách tập, chị Lan đều đặn và kiên trì tập luyện ngay tại nhà bất chấp những cơn đau thắt nơi vết mổ chưa lành. “Ngồi tập giữa mùa đông mà mồ hôi cứ vã ra như tắm, thi thoảng lại có một luồng khí chạy dọc sống lưng, những chỗ bị bệnh đau dội lên như có ai đó nắn bóp, dùng lực tác động vào, đôi khi luồng khí đó lại bừng bừng bốc hỏa lên tận thái dương. Sau cơn cuồng phong vần vũ, cơ thể cảm thấy nhẹ nhõm và sảng khoái vô cùng.

Chính lúc này, nguồn năng lượng đang tác động vào cơ thể, nơi nào đau dữ dội nhất chính là nơi nguồn năng lượng tác động mạnh nhất. Nguồn năng lượng đang đẩy bệnh tật ra ngoài nên mới đau”, chị Lan nhớ lại cảm giác lúc mới tập luyện. Dần dà, cái cảm giác đau đớn không còn nữa, thay vào đó là sự dễ chịu, thoải mái.

Chị duy trì chế độ tập như một thói quen và chỉ sau hơn 1 tháng, chị Lan đã cảm thấy sức khỏe được cải thiện rõ rệt, những cơn đau giảm dần, chị có thể ăn uống và tự sinh hoạt bình thường.

“Tập dưỡng sinh trường sinh học không kiêng khem bất cứ loại thực phẩm nào, chỉ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Chỉ có điều nên hạn chế đến những nơi “nhập đồng, nhập cốt” vì khi luân xa được mở, nó rất dễ hấp thụ những linh khí xấu từ bên ngoài”, chị Lan cho biết thêm.

Anh Phạm Ngọc Thành (chồng chị Lan) mỉm cười mãn nguyện nói: “Ban đầu tôi không tin về cái gọi là trường sinh học lắm, bởi tây y còn chịu thì nói gì đến những thứ này. Nhìn vợ "nuốt" từng cơn đau khi ngồi tập dưỡng sinh mà lòng tôi như thắt lại, muốn can ngăn nhưng không được.

Nhưng thật bất ngờ là chỉ sau một thời gian, mà tình trạng sức khỏe của vợ tôi được cải thiện hơn rất nhiều, không còn đau đớn hay mệt mỏi, đặc biệt là tinh thần, tâm lý ổn định, lúc bấy giờ tôi mới ủng hộ vợ mình thực sự”.

Ai cũng nghĩ rằng chị Lan “không tàn cũng phế”, thế nhưng chỉ sau 3 tháng, chị Lan đã đề nghị giám đốc cho trở lại công ty làm việc trong sự thán phục của mọi người. Cứ mỗi buổi sáng, chị dành ít nhất 1 tiếng đồng hồ để tập, sau đó chuẩn bị bữa sáng cho cả gia đình, đưa con đi học, đi vào viện truyền hóa chất, chiều về lại đến công ty làm việc.

Được sự động viên và giúp đỡ của thầy Trần Văn Mai và các bậc cao niên đi trước, chị Lan không những đạt được kết quả như mình mong muốn mà còn thôi thúc chị mở lớp học ở miền Bắc để hỗ trợ những người có cùng cảnh ngộ thoát khỏi bệnh tật.

Đầu năm 2012, Câu lạc bộ Dưỡng sinh trường sinh học do chị Lan chủ nhiệm được thành lập và lấy địa điểm tại trường THCS Thanh Xuân Nam làm trụ sở với sự hỗ trợ nhiệt tình của đông đảo các thầy giáo trong Bình Định, Đà Nẵng, Bình Dương...

Điều đặc biệt, học viên tham gia học tại câu lạc bộ được hoàn toàn miễn phí, mọi người tham gia tự nguyện, lấy tình thương giữa con người với con người là phương châm hoạt động. Ngoài việc chữa bệnh, học viên khi đến với CLB còn tìm thấy niềm vui trong cuộc sống, động lực để phấn đấu và trước hết là học từ tấm gương nỗ lực của chị.

Từ tháng 10.2013, câu lạc bộ dưỡng sinh Trường sinh học Thanh Xuân đã được chính thức công nhận và trực thuộc Trung tâm Dưỡng sinh của Viện Nghiên cứu Ứng dụng tiềm năng con người thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.

 

(Theo Lao động)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem