Hàng nghìn lá cờ mà gia đình anh làm ra đã rực đỏ phố phường Thủ đô khi cách mạng Tháng Tám thành công, lộng lẫy trong nắng vàng Ba Đình ngày Độc lập của dân tộc (2.9.1945) và vẫn đang ngày ngày tung bay ở các sự kiện, công sở, các ngày lễ lớn của đất nước...
Chính anh Nguyễn Văn Phục là người được “chọn mặt gửi vàng” may lá Quốc kỳ rộng 54m2, tượng trưng cho 54 dân tộc anh em, treo trên cột cờ Lũng Cú, Hà Giang. Những lá cờ thiêng liêng, nặng nghĩa tình luôn là niềm tự hào, cũng chính là động lực thôi thúc anh và gia đình tiếp tục truyền thống 70 năm làm công việc “dệt hồn” cho cờ Tổ quốc”.
Gắn bó với công việc may cờ từ khi về làm dâu trong gia đình, chị Duyên cho biết, mỗi sản phẩm làm ra đều phải đẹp, chỉn chu, xứng đáng với “hồn Tổ quốc”.
Gia đình anh Phục đã đầu tư một máy cắt vải laser trị giá gần 200 triệu đồng. Kể từ khi có chiếc máy này, năng suất công việc tăng đáng kể.
Đối với anh Phục, may cờ Tổ quốc là sự may mắn, niềm vinh dự không phải ai cũng có.
Loại vải may lá cờ gọi là vải sa được mua từ La Cả (La Khê, Hà Đông) còn những chi tiết khác của lá cờ như tua, chỉ... được mua từ làng Triều Khúc (Hà Nội).
Những ngôi sao sẽ được người thợ may tỉ mỉ trong từng đường chỉ mũi khâu để có lá cờ đẹp.
Theo nghề may cờ từ khi 18 tuổi, anh Nguyễn Văn Phục là đời thứ tư trong gia đình theo nghề may cờ Tổ quốc.
Dịp 2.9, việc sản xuất của gia đình anh Phục bận rộn hơn khi liên tục có những đơn đặt hàng từ Hà Nội và nhiều tỉnh thành.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.