Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Bên lề hội thảo "Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam" do Hiệp hội Lương thực Việt Nam tổ chức hôm nay 3/11 tại TP.Cần Thơ, trao đổi với các cơ quan báo chí, ông Nguyễn Việt Anh - Tổng Giám đốc Công ty lương thực Phương Đông cho biết, giá lúa tăng kỷ lục 9.400 đồng/kg, nông dân mừng nhưng doanh nghiệp lo.
Ông Việt Anh phân tích, nông dân mừng vì bán lúa với giá cao, có lời. Tuy nhiên, với mức giá trên, về lĩnh vực thương mại, doanh nghiệp không dám mua khi không có hợp đồng.
"Giá lúa tăng lên 9.400 đồng là cao lắm, doanh nghiệp sẽ không dám mua vào" - ông Việt Anh nói.
Hiện nay, không phải chỉ có Việt Nam có gạo. Do đó, các khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn khi giá gạo Việt Nam cao.
Cũng vì giá gạo Việt Nam cao nên thời gian gần đây, xét về ngắn hạn, thị trường đã bị ảnh hưởng. Đã có khách hàng chuyển sang mua gạo Thái Lan (giá gạo Việt Nam cao hơn giá gạo Thái Lan khoảng 100 USD).
Ông Việt Anh nói: "Khách hàng của công ty chúng tôi nói, làm sao chúng tôi kinh doanh với giá này (giá gạo Việt Nam tăng cao - PV)".
Việc giá gạo tăng cao như hiện nay tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ngoài việc khách hàng tìm đến thị trường khác đàm phán mua bán, các doanh nghiệp trong nước không dám trữ hàng vì nếu giá giảm đột ngột vì lí do nhỏ nào đó sẽ bị thua lỗ.
Do đó, theo ông Việt Anh, giá lúa bán ra của nông dân cũng như giá gạo trong nước nên về mức hài hoà, hợp lý, tức về mức có thể cạnh tranh được.
"Nhờ giá hợp lý mà từ 5-6 năm nay, chúng ta lấy được 3,5 triệu tấn gạo từ 3 thị trường lớn. Giá gạo cao mà không bán được cũng vô nghĩa" - ông Việt Anh nói.
Về lý do giá gạo tăng, theo ông Việt Anh, nguyên nhân là nhu cầu lớn hơn nguồn cung, chứ không phải về chất lượng. Năm 2024 tới, nhu cầu thị trường vẫn cao.
Tại hội thảo, đại diện Hiệp hội Lương thực Việt Nam cũng nhận định, giá gạo Việt Nam tăng quá cao chưa hẳn là lợi thế, vì khách hàng sẽ tìm đến thị trường khác có giá tốt hơn và chất lượng gạo tương đương với gạo Việt Nam, đặc biệt là Thái Lan.
Điều này dẫn đến nguy cơ bị mất thị trường gạo thơm vào tay doanh nghiệp Thái Lan vì giá gạo nước này đang rất cạnh tranh so với giá gạo thơm Việt Nam.
Ông Nguyễn Ngọc Nam - Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam nhận định: "Trong thời gian tới, các yếu tố tác động trực tiếp đến sản xuất, chế biến của người nông dân, doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo còn nhiều, diễn biến phức tạp, khó lường".
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tính đến ngày 1/11, so với nhóm quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, giá gạo Việt Nam đang có mức cao nhất.
Cụ thể, giá gạo tấm 5% của Việt Nam đạt 653 USD/tấn, giá gạo Thái Lan 560 USD/tấn và giá gạo Pakistan 563 USD/tấn. Giá gạo tấm 25% của Việt Nam giao dịch ở mức 638 USD/tấn, giá gạo Thái Lan 520 USD/tấn và giá gạo Pakistan 488 USD/tấn.
Bộ Công Thương dự kiến, xuất khẩu gạo trong tháng 10/2023 đạt 700.000 tấn, tương đương 433 triệu USD, đi ngang về lượng và tăng 27% về giá trị so với tháng 10/2022. Ước 10 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu trên dưới 7,1 triệu tấn gạo, trị giá gần 4 tỷ USD, tăng 17% về lượng và tăng 35% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.