Giá sầu riêng ngày 21/5: Xuất khẩu sầu riêng là một kỳ tích, đề xuất có luật quản lý "quả tiền tỷ"

Nguyễn Phương Thứ ba, ngày 21/05/2024 13:58 PM (GMT+7)
Sau khi được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, sầu riêng đã tạo nên “kỳ tích” cho ngành cây ăn trái Việt Nam. Tuy nhiên, song hành với đó, những yếu kém trong việc tuân thủ quy định của thị trường nhập khẩu cũng đã bộc lộ, cần sớm xây dựng luật để quản lý riêng quả sầu riêng…
Bình luận 0

Cập nhật mới nhất giá sầu riêng hôm nay 21/5

Giá sầu riêng hôm nay 21/5/2024 ổn định ở mức thấp, giá cao nhất ở miền Tây Nam bộ và thấp nhất ở Đông Nam bộ và Tây Nguyên. Sầu riêng Ri6 hàng đẹp đứng ở mức cao nhất là 68.000 đồng/kg. Giá sầu riêng Thái tại khu vực miền Tây Nam bộ đứng mức cao nhất là 90.000 đồng/kg.

Cụ thể, giá sầu riêng tại vườn hôm nay: Sầu riêng Ri6 ở mức 50.000 – 68.000 đồng/kg; giá sầu riêng Thái ở mức 67.000 – 85.000 đồng/kg; sầu riêng Musangking giữ mức 160.000 – 190.000 đồng/kg.

Giá sầu riêng hôm nay tại khu vực miền Tây Nam bộ: Chủng sầu riêng Ri6 đẹp và sầu riêng Ri6 xô đạt 50.000 – 68.000 đồng/kg, sầu riêng Ri6 đẹp đứng ở mức 65.000-68.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp ở mức 87.000 – 90.000 đồng/kg; sầu riêng Thái xô ở mức 67.000 – 70.000 đồng/kg.

Giá sầu riêng hôm nay tại khu vực miền Đông Nam bộ: Giá sầu riêng Ri6 đẹp và sầu riêng Ri6 xô có mức giá thương lái thu mua 50.000 – 67.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp ở mức 87.000 -90.000 đồng/kg; trong khi đó sầu riêng Thái xô đứng ở mức 67.000 – 70.000 đồng/kg.

Giá sầu riêng hôm nay tại khu vực Tây Nguyên: Giá sầu riêng Ri6 đẹp và sầu riêng Ri6 xô ở mức giá thương lái mua 48.000 – 67.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp có mức 83.000 - 85.000 đồng/kg; trong khi đó sầu riêng Thái xô ở mức 63.000 – 65.000 đồng/kg.

Dưới đây là bảng giá sầu riêng hôm nay tham khảo được thương lái thu mua tại vườn sầu riêng ở miền Tây Nam bộ, miền Đông Nam bộ, khu vực Tây Nguyên ngày 21/5. Tùy theo độ dài đường vận chuyển hay khu vực vận chuyển mà giá sầu riêng sẽ có sự chênh lệch ít nhiều.

Giá sầu riêng ngày 21/5: Xuất khẩu sầu riêng là một kỳ tích, đề xuất có luật quản lý "quả tiền tỷ"- Ảnh 1.
Giá sầu riêng ngày 21/5: Xuất khẩu sầu riêng là một kỳ tích, đề xuất có luật quản lý "quả tiền tỷ"- Ảnh 2.
Giá sầu riêng ngày 21/5: Xuất khẩu sầu riêng là một kỳ tích, đề xuất có luật quản lý "quả tiền tỷ"- Ảnh 3.
Giá sầu riêng ngày 21/5: Xuất khẩu sầu riêng là một kỳ tích, đề xuất có luật quản lý "quả tiền tỷ"- Ảnh 4.
Giá sầu riêng ngày 21/5: Xuất khẩu sầu riêng là một kỳ tích, đề xuất có luật quản lý "quả tiền tỷ"- Ảnh 5.

Sầu riêng Việt Nam đạt “kỳ tích” không chỉ về diện tích trồng sầu riêng mà còn cả về kim ngạch sau khi lô hàng đầu tiên chính thức được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc vào ngày 17/9/2022.

Báo cáo của Cục trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, đến thời điểm này có 4 quốc gia là Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Philippines có ký nghị định thư để xuất khẩu sầu riêng tươi vào Trung Quốc.

Đối với Việt Nam, đến thời điểm hiện tại, diện tích sầu riêng đã phát triển đến con số trên 150.766 ha (năm 2022 Thái Lan có khoảng 137.000 ha). 

Sầu riêng Việt Nam đạt “kỳ tích” không chỉ về diện tích trồng sầu riêng mà còn cả về kim ngạch sau khi lô hàng đầu tiên chính thức được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc vào ngày 17/9/2022.

Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển thị trường xuất khẩu, những yếu kém trong việc tuân thủ quy định của thị trường nhập khẩu đang bộc lộ, dẫn đến nhiều lô hàng sầu riêng của ra bị cảnh báo.

Để bảo vệ và giúp ngành sầu riêng phát triển bền vững, các doanh nghiệp sầu riêng cho rằng, với một ngành hàng mang lại kim ngạch xuất khẩu và giá trị rất lớn cho nông dân, cần thiết phải đề xuất với Chính phủ “tách sầu riêng thành ngành hàng độc lập để có cơ chế quản lý riêng” nhằm bảo vệ, giúp phát triển bền vững như mục tiêu kỳ vọng.

Chúng ta cần thiết phải có cơ chế pháp lý của ngành sầu riêng một cách bài bản. Bởi lẽ, với Thái Lan- một đối thủ cạnh tranh của Việt Nam, sự thành công, tạo được uy tín trên thị trường của quốc gia này cũng nhờ sự nghiêm minh trong chế tài, tức các thành phần tham gia vào chuỗi liên kết rất sợ sai phạm.

Sầu riêng là loại cây trồng không phải thu hoạch chỉ trong 1-2 năm, mà vòng đời có thể lên đến 30-40 năm, tức phải sống chung lâu dài. Cho nên, một giải pháp lâu dài để bảo vệ uy tín, thương hiệu, giúp ngành hàng sầu riêng Việt Nam phát triển bền vững là cần thiết.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam trong tháng 3 đạt 17.950 tấn, trị giá 80,5 triệu USD, giảm 27% về lượng và giảm 17% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, lũy kế đến hết quý I, xuất khẩu sầu riêng vẫn đạt gần 57.000 tấn với trị giá thu về 253 triệu USD, tăng 42% về lượng và tăng 63,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Với kết quả này, sầu riêng tiếp tục là trái cây có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đóng góp 17% giá trị doanh thu toàn ngành rau quả.

Trong đó, chiếm hơn 90% tổng kim ngạch xuất khẩu là sầu riêng tươi và 8,5% là sầu riêng đông lạnh. Còn lại là tỷ trọng nhỏ các sản phẩm chế biến từ sầu riêng như: Sầu riêng sấy khô, nước ép sầu riêng, kem sầu riêng...

Trong tháng 3, giá xuất khẩu bình quân sầu riêng đạt 4.480 USD/tấn, giảm 5,1% so với tháng 2, nhưng tăng 13,8% so với tháng 3/2023. Tính chung quý I, giá xuất khẩu bình quân sầu riêng đạt 4.437 USD/tấn, tăng 15,2% so với cùng kỳ.

Về thị trường tiêu thụ, sầu riêng của Việt Nam vẫn chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong quý đầu năm với khối lượng đạt 51.500 tấn, trị giá hơn 228 triệu USD, tăng 57,5% về lượng và tăng 71% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường này chiếm đến 90% tổng xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam.


 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem