Giá sầu riêng
-
Trái sầu riêng Việt Nam đang có nhiều cơ hội vươn cao, bay xa nhờ được xuất khẩu chính ngạch cả sầu riêng tươi và đông lạnh. Nhưng các doanh nghiệp nhận thức rằng, đây là cơ hội mới, thách thức mới bởi yêu cầu cao của Trung Quốc dành cho mặt hàng trái cây "vua", tính thất thường của thị trường tỷ dân.
-
Việc xuất khẩu chính ngạch sầu riêng đông lạnh Việt Nam sang thị trường Trung Quốc là điều đã được các doanh nghiệp mong mỏi, chuẩn bị từ lâu. Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh góp phần giảm áp lực thời vụ thu hoạch, vơi nỗi lo sản lượng sầu riêng chính vụ tăng cao; dễ dàng bảo quản, vận chuyển xuyên biên giới.
-
Vài năm trở lại đây, ngoài những cây trồng như: Bắp, đậu, chuối, điều, bưởi da xanh...người dân xã Phước Bình (huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận) đã đưa cây sầu riêng, loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao vào trồng trên vùng đất dốc, sườn đồi nơi có điều kiện khí hậu dịu mát, ôn hòa, cây sầu riêng phát triển tốt, cho thu nhập cao.
-
Từ vùng đất hoang hóa kém phát triển, qua bàn tay của gia đình ông Nguyễn Ngọc Tháo, thôn Chi Chay, xã Sơn Trung, huyện Khánh Sơn (tỉnh Khánh Hòa) đã biến thành vùng đất trồng sầu riêng trù phú mang lại giá trị kinh tế cao. Ông Tháo được bình chọn là 1 trong 63 “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2024.
-
Theo đánh giá của các chuyên gia, việc chính thức xuất khẩu sầu riêng đông lạnh vào thị trường Trung Quốc dự kiến sẽ tạo ra cơ hội lớn cho ngành sầu riêng Việt Nam. So với sầu riêng tươi, sầu riêng đông lạnh có giá trị gia tăng cao hơn và có thể đạt kim ngạch xuất khẩu 400 - 500 triệu USD ngay trong năm 2024.
-
Tại Đắk Lắk mùa thu hoạch sầu riêng đang vào chính vụ. Trong khi nhiều vườn, trái sầu riêng chín rụng; trái khác treo lủng lẳng trên dây buộc thì giá sầu riêng đang giảm giá. Tình trạng này khiến thương lái cứ “neo trái” trên cây chả thèm đến cắt, nhiều nông dân, nhà vườn như đang ngồi trên đống lửa.
-
Krông Nô là xã vùng sâu của huyện Lắk (Đắk Lắk), nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Với sự kiên trì, mạnh dạn sản xuất, bà con đang dần biến nơi đây thành vùng chuyên canh sầu riêng có giá trị kinh tế cao. Người đầu tiên mang cây sầu riêng về Krông Nô là ông Chu Văn Thông.
-
Sầu riêng được xem là một trong những cây trồng lợi thế của tỉnh Bình Thuận, sau cây thanh long, được ngành nông nghiệp quan tâm hỗ trợ. Lợi nhuận thu được từ mô hình trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 1 tỷ đến trên 1,7 tỷ đồng/ha, tùy thuộc từng loại giống sầu riêng.
-
Để ngăn chặn tình trạng tranh mua, tranh bán, bảo kê, ép giá và trộm cắp, gian lận mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, không còn cách nào khác, các diện tích được cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
-
Theo lãnh đạo Sở NNPTNT TP Cần Thơ, người dân địa phương đã dần chặt bỏ các cây ăn trái truyền thống như cây dâu hạ châu, xoài, nhãn, vú sữa để chuyển sang trồng một loại cây ăn trái đang hot-trồng sầu riêng. Hiện tượng này dẫn đến rủi ro cho cây sầu riêng rất cao trong thời gian tới.