Điều đáng nói là cả thuốc nội, cũng tăng giá. Lý do vì trên 90% nguyên liệu lại nhập khẩu từ nước ngoài (thanh toán bằng USD) nên giá bán trên thị trường đã tự do tăng theo.
|
Thị trường dược phẩm luôn luôn sôi động theo giá USD. Ảnh chụp tại một quầy thuốc phố Ngọc Khánh, Hà Nội. |
Vừa tăng giá, vừa găm hàng?
Trưa 21.2, gặp chúng tôi tại chợ dược phẩm Ngọc Khánh (Ba Đình, Hà Nội), chị Hoàng Thị Lan ở quận Cầu Giấy cho biết, đi cả chợ mới được một cửa hàng "nể mặt" bán cho 10 hộp thuốc bổ phế Nam Hà dạng viên ngậm với giá 13.000 đồng/hộp.
Chị Lan nói: "Đây cũng là lần thứ 3 tôi đi chợ mới nhập được 10 hộp. Mấy ngày nay cửa hàng thuốc của tôi mất rất nhiều khách vì hết hàng. Cuối tuần trước, tôi bán hộp thuốc cuối cùng này với giá 9.000 đồng, giờ đi nhập 13.000 đồng mà còn khó".
Theo khảo sát của phóng viên NTNN, đa số mặt hàng thuốc nội, ngoại đều đã tăng giá từ 5-20% trong những ngày gần đây và tiếp tục tăng trong hôm qua, từ kháng sinh, thuốc bổ, vitamin đến các loại đơn giản như nước nhỏ mắt mũi, ho…
Trong cuộc họp của ngành Dược do Bộ Y tế tổ chức chiều 21.2, Thanh tra Bộ Y tế thông tin, kết quả thanh tra mới nhất ở 3 miền cho thấy, thuốc chữa bệnh đều đã tăng giá. Cụ thể, khảo sát gần 4.000 loại thuốc được nhập khẩu thì có 4,2% mặt hàng tăng giá với mức trung bình 2,2%.
Với khu vực thuốc sản xuất, trong số hơn 630 mặt hàng được khảo sát thì 11,8% mặt hàng tăng giá với mức trung bình 13,45%. Tại khu vực bán buôn với gần 23.000 mặt hàng được khảo sát thì 1,46% tăng giá với mức 15,5%; còn khu vực bán lẻ có 0,65% mặt hàng tăng giá với mức 20,68%.
Tăng vì bị “thả lỏng”
Gần 50% số thuốc lưu thông trên thị trường là nhập khẩu và có giá trị lớn bởi chủ yếu là kháng sinh, thuốc bổ, thuốc đặc trị tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, hen… Hơn 50% thuốc sản xuất trong nước song trên 90% nguyên liệu lại phải nhập khẩu.
Để quản lý giá thuốc, Phó Chánh thanh tra Bộ Y tế Dương Xuân An đề nghị, với hoạt động bán buôn thuốc cần ban hành mẫu hóa đơn thuế đặc thù của ngành dược, cần phải thông tin giá CIF (giá thuốc nhập khẩu về cảng VN) và giá bán buôn dự kiến đã được kê khai và kê khai lại để tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện quy định về bán theo giá đã kê khai. Đối với bán lẻ thuốc, Cục Quản lý dược cần tham mưu xem xét và điều chỉnh thăng số bán lẻ của nhà thuốc bệnh viện.
Cục trưởng Cục Quản lý dược Trương Quốc Cường khẳng định, năm 2010, 97,78% lượt mặt hàng có giá bán lẻ tại nhà thuốc bệnh viện thấp hơn giá bán lẻ tại nhà thuốc xung quanh. Điều này có nghĩa là giá thuốc tại thị trường tự do không có sự quản lý nên giá thuốc rất cao, tự do niêm yết… Nhằm duy trì bình ổn thị trường dược phẩm cần tăng cường thanh kiểm tra.
Hồng Hoa
Vui lòng nhập nội dung bình luận.