Giải mã bí ẩn về bộ móng giả của phi tần nhà Thanh

Thứ sáu, ngày 09/04/2021 16:31 PM (GMT+7)
Móng tay giả được xem là vật bất ly thân của phi tần nhà Thanh trong Tử Cấm Thành. Tuy nhiên, đằng sau mỗi bộ móng giả là một ý nghĩa vô cùng sâu xa, chắc chắn khiến nhiều người bất ngờ.
Bình luận 0

Nếu ai là fan của các bộ phim cung đấu Trung Quốc thì bắc chắn không thể không biết những bộ móng xanh, đỏ khác nhau mà các phi tần sống trong nội dung của Tử Cấm Thành thường đeo. Những bộ "hộ giáp" này được xem là vật bất ly thân của các phi tần. Vậy ý nghĩa đằng sau nó là gì?

Theo cuốn Hàn phi tử, ngay từ thời Xuân Thu (giai đoạn lịch sử từ năm 771-476 TCN trong lịch sử Trung Quốc), một số phụ nữ đã có thói quen nuôi móng tay dài. Nhưng đến triều nhà Thanh, việc này mới trở thành trào lưu, đặc biệt là với nữ quyền Hoàng tộc và những gia đình giàu có, quan lại quyền quý.

Song không phải ai muốn cũng có thể nuôi móng tay. Dù không có bất kỳ quy định cụ thể nào nhưng phải là người đủ tư cách, đủ quyền quý mới có thể được có một bộ móng dài đúng tiêu chuẩn.

Có nhiều quan niệm khác nhau về việc nuôi móng dài dưới thời nhà Thanh. Nhiều người cho rằng, móng tay dài sẽ giúp ngón tay trông thon gọn hơn. Một số khác mê tín thì cho rằng, nuôi móng tay dài sẽ giúp làm tăng phúc khí. Bởi vậy, các phi tần trong cung đều thích nuôi móng dài với niềm tin mãnh liệt rằng mình càng ngày sẽ càng phất và sẽ được sủng ái.

Tuy nhiên, có một vấn đề xảy ra là không phải ai cũng có thể nuôi và chăm sóc tốt bộ móng tay dài. Một số trường hợp nuôi móng dài gặp khó khăn trong việc thêu thùa, sinh hoạt cá nhân. Có lẽ vì vậy mà họ bắt đầu nghĩ ra cách sáng chế những chiếc móng giả bọc bên ngoài móng thật.

Giải mã bí ẩn Tử Cấm Thành: Ý nghĩa sâu xa đằng sau bộ móng giả của phi tần nhà Thanh - Ảnh 1.

Ban đầu những bộ "hộ giáp" này được làm khá đơn giả nhưng càng ngày nó càng được làm cầu kỳ hơn và trở thành vật bất khả ly thân của phi tần nhà Thanh. Móng giả được khắc hình cây cỏ hoa lá, được đính ngọc, đính đá quý.

Và tất nhiên, móng giả càng đẹp thì càng đắt đỏ và thể hiện được "đẳng cấp", thứ bậc của phi tần trong cung cấp. Những cung tần bé nhỏ không thể quá phô trương dùng móng quý trước mặt chính cung. Và việc đeo móng giả cũng trở thành một đề tài tạo ra những cuộc "thâm cung nội chiến" không hồi kết giữa các phi tần.

Một số nguồn tin cho biết, có những giai thoại chết chóc liên quan đến những bộ móng giả ở chốn hậu cung. Như việc tẩm thuốc độc vào trong móng tay, dùng móng giả như một loại vũ khí nhằm hãm hại, tranh sủng. Thậm chí có nhiều giai thoại về việc các mỹ nhân bị dồn ép đến mức tự kết liễu đời mình bằng các bộ "hộ giáp".

Từ đó, móng giả trở thành vật phẩm xác định thứ bậc trong nội cung. Những mỹ nhân có quyền lực cao nhất trong hậu cung như Thái hậu, Hoàng hậu, quý phi sẽ sử dụng móng giả làm bằng vàng, bạc có đính ngọc trai, mai rùa, chạm khắc tinh xảo.

Chẳng hạn, Thái hậu dùng móng có chạm khắc chữ thọ hoặc vạn. Trong khi hoàng hậu dùng móng giả chạm hình con phượng hoàng. Những phi tầng bậc dưới dùng móng làm bằng đồng, men sứ...

Từ Hi Thái hậu được xem là người chăm sóc móng tay cầu kỳ nhất triều nhà Thanh. Đồng thời cũng là người sở hữu nhiều bộ móng giả độc đáo và quý giá nhất.

Truyền thông Trung Quốc từng đưa tin, móng tay áp út của Từ Hi Thái Hậu từng dài tới 7-8 thốn (một trong những đơn vị đo chiều dài của người Trung Quốc), tính ra dài khoảng 23,3-26,7cm. Từ Hi Thái hậu ngâm móng trong nước ấm, làm sạch, tỉa tót mỗi ngày.

Bộ móng giả của Từ Hi Thái hậu cũng đa dạng, không có chiếc nào giống chiếc nào. Móng giả của bà được chế tác rất tinh xảo thể hiện chuẩn xác sự xa hoa, quyền quý của người đứng đầu hậu cung.


Hương Quỳnh (Theo Doanh nhân Việt Nam)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem