Giải mã chấn động hiện tượng “trông thấy linh hồn” dưới góc nhìn khoa học
Giải mã chấn động hiện tượng “trông thấy linh hồn” dưới góc nhìn khoa học
Thứ tư, ngày 08/11/2023 23:30 PM (GMT+7)
Nhiều người tuyên bố rằng họ đã "nhìn thấy linh hồn" hoặc có trải nghiệm huyền bí. Trước hiện tượng này, các nhà khoa học trên thế giới đã đưa ra một số giải thích khá thuyết phục.
1. Sức mạnh của niềm tin: Niềm tin có tác động đáng kể đến cảm nhận của con người. Mọi người có thể trải nghiệm ma quái nếu họ tin vào sự hiện diện của nó.
Để chứng minh cho điều này, vào năm 1997, các nhà khoa học đã đưa 22 người vào một nhà hát rùng rợn và tổng hợp ý kiến của họ. Phải tới phân nửa ý kiến cho rằng, nhà hát này bị "ma ám". Kết quả nghiên cứu cho thấy, trải nghiệm huyền bí thường xảy ra khi con người được điều hướng tâm lý để tin rằng linh hồn thực sự tồn tại.
2. "Điểm lạnh" và "ngôi nhà ma ám": Các điểm lạnh hoặc ngôi nhà ma ám có thể có lý do từ những thay đổi nhiệt độ hoặc độ ẩm, không nhất thiết liên quan đến linh hồn.
Kết luận này được Richard Wiseman nêu ra trong nghiên cứu nổi tiếng về Mary King's Close, một địa điểm ma quái nổi tiếng. Theo đó, chuyên gia này khẳng định, sự hiện diện các “điểm lạnh” có lẽ là do hiện tượng tự nhiên như sự thay đổi nhiệt độ, giảm độ ẩm.
3. Căng thẳng và trải nghiệm huyền bí: Bài báo cáo "Cơ quan siêu nhiên: Các yếu tố dự đoán sự khác biệt cá nhân và các mối tương quan tình huống" cho rằng, những người trong tình trạng căng thẳng hoặc "môi trường bị đe dọa và mơ hồ" có khả năng có trải nghiệm huyền bí hơn.
4. Ngộ độc carbon monoxide: Theo phân tích của các nhà khoa học, có thể một số trường hợp được cho là ma quái là do ngộ độc khí carbon monoxide, một nguy hiểm tiềm ẩn.
5. Tê liệt khi ngủ: Trạng thái tê liệt khi ngủ cũng có thể tạo ra cảm giác huyền bí khi người trải nghiệm không thể di chuyển. Các nhà khoa học khẳng định điều này.
6. Hội chứng "đầu nổ tung": Một trạng thái khi ngủ gây ra cảm giác kỳ lạ khi người trải nghiệm nghe tiếng ồn ào như tiếng nổ. Theo nhà thần kinh học JMS Pearce, hiện tượng này là do lỗi đồng bộ hóa trong não.
Thông thường, khi ngủ, cơ bắp, mắt tai của con người sẽ tạm thời ở trạng thái nghỉ ngơi, nhưng nếu bạn đột nhiên nghe thấy "tiếng nổ" ảo, rất có thể, não của bạn đã đóng tất cả các chức năng đó, hoặc bị xáo trộn thay vì tắt tất cả các tế bào thần kinh thính giác.
7. Tần số âm thanh siêu thấp: Theo thông tin của ProSoundWeb, bóng ma có thể là ảo ảnh tần số thấp do "sóng đứng" gây ra. Những âm thanh ở tần số thấp dễ khiến con người có cảm giác sợ hãi.
PV (Theo Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.