Siêu vũ khí cổ đại nào khiến giới khoa học mãi chưa thể “sao chép“?

Thứ hai, ngày 09/01/2023 19:32 PM (GMT+7)
Một siêu vũ khí thời cổ đại có sức hủy diệt khủng khiếp là "ngọn lửa Hy Lạp". Vũ khí này được cho do người Hy Lạp cổ đại phát minh, khó bị dập tắt. Đến nay, giới khoa học chưa thể "sao chép" vũ khí này.
Bình luận 0
Siêu vũ khí cổ đại nào khiến giới khoa học mãi chưa thể “sao chép“? - Ảnh 1.

"Ngọn lửa Hy Lạp" hay còn gọi "lửa biển" là một siêu vũ khí thời cổ đại. Nó được xem là vũ khí hủy diệt khi không thể dập tắt. Vũ khí này càng bùng cháy mạnh mẽ, dữ dội hơn khi người ta cố dùng nước để dập lửa.

Siêu vũ khí cổ đại nào khiến giới khoa học mãi chưa thể “sao chép“? - Ảnh 2.

Người phát minh ra "ngọn lửa Hy Lạp" đến nay vẫn là một bí ẩn lớn chưa có lời giải. Theo nhà nhà sử học Hy Lạp Theophanes, một kiến trúc sư Hy Lạp tên là Kallinikos sống vào thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên đã phát minh ra siêu vũ khí này.

Siêu vũ khí cổ đại nào khiến giới khoa học mãi chưa thể “sao chép“? - Ảnh 3.

Tuy nhiên, nhiều nhà sử học tin rằng, "ngọn lửa Hy Lạp" được phát minh vào thế kỷ thứ 7. Đế chế Byzantine (hay còn gọi đế chế Đông La Mã) đã phát minh và sử dụng vũ khí hủy diệt này.

Siêu vũ khí cổ đại nào khiến giới khoa học mãi chưa thể “sao chép“? - Ảnh 4.

"Ngọn lửa Hy Lạp" hoạt động giống như ống tiêm, đẩy hỗn hợp gây cháy về phía tàu địch. Vũ khí này vô cùng đáng sợ khi có khả năng bám vào mọi bề mặt để gây cháy trên diện rộng. Nó rất hiệu quả khi tấn công tàu thuyền của kẻ địch.

Siêu vũ khí cổ đại nào khiến giới khoa học mãi chưa thể “sao chép“? - Ảnh 5.

"Lửa biển" càng đáng sợ hơn khi không có cách nào để dập lửa. Bởi lẽ siêu vũ khí này càng lan mạnh hơn khi đối phường dùng nước để dập lửa.

Siêu vũ khí cổ đại nào khiến giới khoa học mãi chưa thể “sao chép“? - Ảnh 6.

Theo các nhà nghiên cứu, "ngọn lửa Hy Lạp" chỉ có thể được dập tắt bằng một hỗn hợp gồm giấm, cát và nước tiểu.

Siêu vũ khí cổ đại nào khiến giới khoa học mãi chưa thể “sao chép“? - Ảnh 7.

Vũ khí này được nhiều người biết đến khi được đế chế Đông La Mã sử dụng để đẩy lùi hạm đội của kẻ thù và kết thúc Cuộc vây hãm Constantinople của người Arab lần thứ nhất vào năm 678. Nó cũng thành công tương tự trong cuộc vây hãm Constantinople của người Arab lần hai (717 - 718).

Siêu vũ khí cổ đại nào khiến giới khoa học mãi chưa thể “sao chép“? - Ảnh 8.

Trong nhiều thập kỷ qua, nhiều chuyên gia, nhà khoa học nỗ lực "sao chép" "ngọn lửa Hy Lạp". Họ đã cố gắng tìm ra công thức và các thành phần để tạo nên siêu vũ khí cổ đại này.

Siêu vũ khí cổ đại nào khiến giới khoa học mãi chưa thể “sao chép“? - Ảnh 9.

Thế nhưng, do đây là bí mật quốc gia nên công thức tạo ra "ngọn lửa Hy Lạp" chỉ được lưu truyền trong hoàng tộc của đế chế Byzantine.

Siêu vũ khí cổ đại nào khiến giới khoa học mãi chưa thể “sao chép“? - Ảnh 10.

Vậy nên, cho đến nay, giới chuyên gia vẫn chưa thể tái tạo thành công "ngọn lửa Hy Lạp" để nó đạt được hiệu quả như các mô tả trong sử liệu.

PV (Theo Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem