Mặc dù chữ số 7 trong ngày này có thể chỉ là sự ngẫu nhiên, nhưng thực tế cho thấy, những ngày này trong tháng 7 đã trở nên thiêng liêng đối với người dân Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua. Cách đây 69 năm, thực hiện Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tổ chức Ngày thương binh hàng năm để đồng bào ta có dịp tỏ lòng hiếu nghĩa, yêu mến thương binh, một Hội nghị toàn quốc bao gồm các đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Quân đội họp vào đầu tháng 7.1947 đã lấy ngày 27.7 hàng năm là “Ngày Thương binh toàn quốc”, sau đó, vào năm 1955 đã được đổi thành “Ngày Thương binh - Liệt sĩ”. Ngày này không chỉ được coi là ngày thiêng liêng của dân tộc, tưởng nhớ những linh hồn đã khuất, tri ân những người có công lao, mất mát một phần thể xác trong đấu tranh gìn giữ độc lập chủ quyền, thống nhất đất nước, mà còn được coi là ngày đặc biệt về tâm linh, bởi vì nó gắn với con số 7 không ít điều linh thiêng.
Ảnh minh họa.
Vì sao số 7 lại linh thiêng?
Cần nhìn nhận rằng, trong các số nguyên, từ chữ số 1 đến chữ số 9 và chữ số 0, thì chữ số 7 được coi là 7 vòng quay của Trái đất tự quay xung quanh nó trong một chu kỳ 9 chữ số (vòng quay) với tổng cộng 45 vòng. Chữ số 9 hay các số có nhiều chữ số cộng lại cuối cùng bằng 9 (18, 27, 36, 45, 54…) - số có 9 vòng quay - được coi là các số trong quá trình kết thúc (quá khứ) của chu kỳ, còn chữ số 1 hay các số có nhiều chữ số cộng lại cuối cùng bằng 10 (19, 28, 37, 46, 55,…) - số có 1 vòng quay của chữ số 1 và 1 vòng quay của chữ số 0 lặp lại - được coi là các số trong quá trình khởi đầu (tương lai) của chu kỳ.
Điều đó chỉ ra rằng, trong các chu kỳ, chữ số 9 hay các số có nhiều chữ số cộng lại cuối cùng bằng 9 và chữ số 1 hay các số có nhiều chữ số cộng lại cuối cùng bằng 10 được coi là các số tượng trưng cho sự đối lập của các số âm (quá khứ) và số dương (tương lai) dạng (-/+); còn chữ số 0 tượng trưng như gạch ngăn giữa các mặt đối lập đó. Do vậy, về thực chất, trong mỗi chu kỳ là có 7 con số các vòng quay đối lập, tức 7 cặp vòng quay hoàn hảo của Trái đất tự quay xung quanh nó. Nói cách khác, chu kỳ (vòng đời) hoàn hảo của mỗi con người là gắn với con số 7. Chính vì chữ số 1 hay các số có nhiều chữ số cộng lại cuối cùng bằng 10 là các số khởi đầu - số của tương lai, nên chữ số 2 hay các số có nhiều chữ số cộng lại cuối cùng bằng 2 (11, 20, 29, 38, 47, 56,…) - số có 2 vòng quay - sẽ là các số kết thúc - số của quá khứ. Điều đó có nghĩa, các chữ số 3, 5, 7 là các chữ số (vòng quay) của tương lai - những sáng tạo. Chính vì số 7 là số vòng quay của tương lai - biểu tượng số cao nhất của các con số vòng quay đối lập trong chu kỳ - nên đã được nhiều người ví như con số của “Thần linh” (linh thiêng) là như vậy.
Sự linh thiêng của số 7 bắt nguồn từ đâu?
Sự linh thiêng của số 7 xuất phát từ cội nguồn của chính nó. Tức là, tương lai của con người luôn bao hàm các mặt đối lập “song - hành”, như: hay - dở, tốt - xấu, thành công - thất bại,…. Các mặt đối lập này lại phụ thuộc vào các mặt đối lập song - hành của quá khứ. Tức quá khứ và tương lai cũng là các mặt đối lập, nhưng đây là biểu hiện của đối lập “nhân - quả”. Đối lập song - hành và đối lập nhân - quả được hình thành trên cơ sở các vòng quay của Trái đất tự quay xung quanh nó và tự quay xung quanh Mặt trời. Quá khứ có thể có mặt dở, xấu, thất bại, nhưng những mặt này cũng có thể là cội nguồn dẫn đến các mặt hay, tốt, thành công trong tương lai; ngược lại, quá khứ có thể có mặt hay, tốt, thành công, nhưng những mặt này có thể lại là cội nguồn dẫn đến các mặt dở, xấu, thất bại trong tương lai.
Nói cách khác, sự linh thiêng của số 7 được bắt nguồn từ sự thật cao nhất - sự thật toàn vẹn của 7 cặp vòng quay đối lập. Sự thật được coi là chân lý vĩnh hằng mà con người luôn mong muốn vươn tới. Do vậy, mỗi con người trong cuộc sống cần phải biết tôn trọng 2 “nửa” của sự thật cả trong lịch sử quá khứ, hiện tại và tương lai.
Tôn trọng sự thật không chỉ cái hay mà cả cái dở của các thế hệ cha ông trong quá khứ, tôn trọng các ý kiến khác biệt, các ý tưởng sáng tạo chưa hoàn chỉnh của những con người trong hiện tại và tương lai. Tôn trọng cái hay là để kế thừa, phát huy làm được nhiều điều hay khác; tôn trọng cái dở là để biết mà tránh, sửa đổi, rút kinh nghiệm làm được nhiều điều hay. Và do vậy, mỗi người Việt Nam dù có quan điểm, chính kiến gì, dù có đi đâu, về đâu, ở đâu trên trái đất (trần gian) này, xin đừng bao giờ quên công ơn của những người con Việt Nam đã khuất vì Dân tộc mình, hãy cùng nhau hòa giải, đoàn kết lại, nối vòng tay lớn để xây dựng và bảo vệ đất nước.
Nguyễn Hữu Đổng (Kiến Thức)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.