Giải mật thuật khủng bố của Thành Cát Tư Hãn: "Át chủ bài" của quân Mông Cổ

M.A Chủ nhật, ngày 24/03/2019 09:34 AM (GMT+7)
Chiến tranh tâm lý là những biện pháp đánh lạc hướng, đe dọa hoặc làm mất tinh thần của kẻ thù. Trong lịch sử đã từng có những chiến lược tinh vi để tác động đến suy nghĩ của đối thủ; và kẻ kiểm soát được tâm lý của kẻ khác, chính là kẻ thắng.
Bình luận 0

1. Tiếng còi tử thần

img

Người Aztec có tiếng huýt sáo nghe rất đáng sợ, cái mà người ví von như là tiếng hét của 1.000 xác chết. Họ dùng chiếc còi để thổi lên những âm thanh rùng rợn đó, ban đầu chúng chỉ được sử dụng trong các nghi lễ cúng tế, sau đó chúng còn được sử dụng trong chiến tranh.

Khi bắt đầu một trận chiến, âm thanh đáng sợ của những tiếng huýt này sẽ phá vỡ quyết tâm của kẻ thù. Một số chuyên gia tin rằng những tiếng còi tử thần này làm cho người nghe bước vào trạng thái hoang mang, dao động.

2. Những chiếc khiên mang linh vật của kẻ thù

img

Vào năm 525 trước Công nguyên, Trận chiến Pelusium đã đánh dấu sự thất bại quyết định của Ai Cập trước người Ba Tư. Đằng sau sự chiến thắng đó là cả một chiến thuật tuyệt vời, hiếm có do Hoàng đế Cambyses II dẫn đầu.

Người Ai Cập vốn tôn thờ loài mèo và xem nó như là linh vật. Nắm được điểm yếu đó, nước Ba Tư đã cho vẽ hình mèo trên khiên của họ. Người Ai Cập tôn thờ thần mèo Bastet và từ chối làm hại biểu tượng thiêng liêng. Do vậy, nó là nhân tố tâm lý làm cản trở tinh thần chiến đấu của Ai Cập và từ đó dẫn đến sự thất bại.

3. Xây tháp hộp sọ

img

Sinh năm 1336, Timur the Lame (còn gọi là Tamerlane) là một thủ lĩnh người Uzbekistan thế kỷ 14. Mặc dù bị tê liệt một nửa cơ thể, anh ta đã chinh phục Trung Á, hầu hết thế giới Hồi giáo và một phần của Ấn Độ.

Tamerlane được coi là đã tạo nên một huyền thoại về chiến thuật khủng bố. Các nhà sử học ước tính rằng ông đã tàn sát 17 triệu người (5% thế giới vào thời điểm đó). Ông ta trở nên khét tiếng vì xây dựng các tòa tháp với những hộp sọ đã phân hủy. Kỹ thuật này nhằm mục đích gieo rắc nỗi sợ hãi ở bất cứ ai dám chống lại ông ta.

Một số người nói rằng ông đã chặt đầu 90.000 cư dân ở Baghdad và xây dựng 120 tòa tháp bằng hộp sọ của họ. Sau khi đánh bại Delhi, Tamerlane tàn sát thành phố như một bài học cho Ấn Độ. Phải mất gần một thế kỷ để Delhi phục hồi sau sự tàn phá.

4. Thuật "khủng bố" của Thành Cát Tư Hãn

img

Khủng bố là công cụ tuyệt vời nhất của Thành Cát Tư Hãn. Trong cuộc bao vây Merv, mỗi người lính Mông Cổ được lệnh chặt đầu 400 cư dân. Chiến thuật này cũng mang màu sắc của thủ lĩnh Tamerlane người Uzbekistan như đã đề cập ở trên.

Tuy nhiên, Thành Cát Tư Hãn còn một chiến thuật khác rất độc đáo. Đó chính là phóng đại lực lượng của mình, Khả hãn Mông Cổ cho đặt hình nộm lên lung ngựa và đốt lửa ngùn ngụt vào ban đêm. Khi tấn công trên mặt trận, ông luôn cho quân lính đứng xa để ngăn đối phương biết quân số thật sự của mình.

Ông đã có những cuộc rút lui giả định và đối phương lui vào chuẩn bị, khi đó ông sẽ cho các cung thủ tiêu diệt họ. Và một điều làm vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu, người dân khiếp sợ đến đó chính là nguyên tắc Thành Cát Tư Hãn luôn biết về kẻ thù nhiều hơn kẻ thù của ông ta biết về người Mông Cổ.

5. Đội quân tự sát

img

Vua Goujian của Yue trị vì từ năm 496 đến năm 46 trước Công nguyên được coi là một ông vua cực kỳ tàn độc. Thời Xuân Thu, trong cuộc xung đột với nhà nước Wu, Goujian đã có chiến lược chiến tranh tâm lý kỳ quái.

Ông đem những tù nhân có án tử hình ra trước mặt kẻ thù và buộc họ tự tử bằng cách tự cắt cổ mình. Một số người gọi đây là đội quân cảm tử, được đào tạo để sẵn sàng chết.

Chiến thuật này mang ý nghĩa thể hiện vị thế của bản thân mà bất cứ ai chống lại đều không có kết cục tốt đẹp. Dù không ai chứng minh được phương pháp này có tác dụng thật sự hay không, nhưng sau nhiều năm đấu tranh, Goujian đã vượt qua kẻ thù của mình và thôn tính lãnh thổ của họ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem