1. Trách nhiệm bên ngoài lớp học
Không ít giáo viên cho rằng những gì xảy ra trong lớp học mới là trách nhiệm của mình và ít quan tâm tới biểu hiện xảy ra bên ngoài lớp học. Tuy nhiên, điều đó là không tốt để có thể nắm bắt những gì đang xảy ra giữa các học sinh với nhau.
Hãy vượt qua những bức tường của lớp học và dành sự quan tâm của mình với những gì diễn ra bên ngoài. Dù chỉ là một câu chửi thề hay trêu chọc giữa các học sinh, giáo viên cũng cần can thiệp bởi đó có thể là nguyên nhân của bạo lực nếu không được chú ý.
2. Không cho phép những hành vi mang tính phân biệt
Giáo viên hãy đặt ra quy định này ngay từ buổi học đầu tiên. Cương quyết không chấp nhận những học sinh có lời nói hoặc hành vi thể hiện sự định kiến, phân biệt đối xử với người khác nhằm tạo ra trong lớp học môi trường an toàn và thân thiện giữa các học sinh. Khuyến khích những hành vi tạo sự đoàn kết, vui vẻ trong lớp học.
3. Lắng nghe những cuộc tán gẫu của học sinh
Bất cứ khi nào xuất hiện "thời gian chết" trong lớp học như nghỉ giữa giờ, hãy biến nó thành thời điểm để tập trung lắng nghe. Các học sinh có thể biết được điều gì đó về các cuộc xung đột đang được lên kế hoạch.
4. Tham gia vào các tổ chức chống bạo lực của học sinh
Nếu trường học tổ chức một diễn đàn hay câu lạc bộ phòng chống bạo lực, giáo viên nên tham gia tích cực với tư cách như trở thành thành viên, người bảo trợ, gây quỹ, tham gia tổ chức các chương trình…
Nếu trường học không có các chương trình này, giáo viên nên là người đưa ra những hành động để có thể hiện thực hóa nó và kêu gọi học sinh tham gia. Sự tham gia của học sinh vào các hoạt động như giáo dục về sự bình đẳng, tư vấn, hòa giải cho học sinh…là yếu tố quan trọng ngăn chặn bạo lực xảy ra trong nhà trường.
5. Nhận biết các dấu hiệu cảnh báo bạo lực
Thông thường có nhiều dấu hiệu cảnh báo xuất hiện trước khi các hành vi bạo lực học đường thực sự xảy ra. Giáo viên cần nắm được những dấu hiệu cảnh báo sớm, bao gồm:
- Đột nhiên thiếu quan tâm đến bạn bè hoặc các hoạt động.
- Ám ảnh với các trò chơi hay vũ khí bao lực.
- Trầm cảm hoặc thay đổi tâm trạng đột ngột.
- Viết những câu thể hiện sự cô lập, tuyệt vọng.
- Không kiếm chế được cảm xúc, sự tức giận của bản thân.
- Nói về cái chết hoặc mang vũ khí đến trường.
- Có hành vi bạo lực với động vật.
6. Thảo luận về phòng chống bạo lực với học sinh
Nếu có một vụ bạo lực học đường đang là tin tức được dư luận quan tâm, giáo viên nên tận dụng điều này để đưa nó vào lớp học của mình. Giáo viên có thể thảo luận với học sinh về những dấu hiệu cảnh báo của bạo lực, những việc nên làm khi phát hiện ra những dấu hiệu đó…
7. Khuyến khích học sinh chia sẻ
Giáo viên hãy thể hiện cho học sinh biết mình luôn sẵn sàng lắng nghe và là chỗ dựa tin cậy để họ có thể chia sẻ những mối quan tâm hoặc lo ngại về bạo lực có thể xảy ra với họ. Cởi mở với học sinh và luôn sẵn sàng lắng nghe họ là cơ sở để có thể phòng tránh bạo lực xảy ra.
8. Dạy học sinh cách giải quyết xung đột và kỹ năng kiểm soát cảm xúc
Nếu trong lớp có một học sinh thể hiện sự không hài lòng, giáo viên hãy nói về cách giải quyết vấn đề mà không cần đến bạo lực. Giáo viên cũng nên tận dụng những lúc như vậy để nói về các kỹ năng làm chủ cảm xúc, quản lý bản thân mình. Thông thường sau khi đã kiểm soát được cơn tức giận trong một vài phút, học sinh sẽ không tiếp tục có hành vi bạo lực.
9. Kết hợp với phụ huynh
Giáo viên nên có sự liên hệ, tạo kênh thông tin để liên hệ, trao đổi một cách cởi mở với phụ huynh học sinh về vấn đề bạo lực với con cái của họ. Giáo viên càng giữ mối liên hệ thường xuyên với phụ huynh học sinh thì càng đạt được hiệu quả cao trong giải quyết vấn đề bạo lực đối với các học sinh của mình.
Có nhiều điều phải làm để con bạn ngoan ngoãn nhưng 8 điều sau không thể thiếu được trong hành trình đó.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.