Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Phương án 4 môn thi cô Nguyễn Thị Thu nói đến gồm: 2 môn thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (bao gồm cả môn Ngoại ngữ và Lịch sử).
Chia sẻ lý do ủng hộ phương án này, cô Nguyễn Thị Thu cho rằng: Phương án 2+2 đáp ứng yêu cầu phù hợp với năng lực, sở thích, điều kiện, hoàn cảnh của học sinh. Học sinh sẽ giảm áp lực, có thêm thời gian tập trung và đầu tư cho những môn mình yêu thích và những môn các em sử dụng kết quả để xét tuyển ĐH, CĐ.
Phương án này đồng thời bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ giữa đổi mới các kỳ thi quốc gia với kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ trong quá trình dạy học; đồng bộ với lộ trình tự chủ giáo dục đại học.
“Toán, Ngữ văn là 2 môn tiêu biểu cho 2 loại tư duy, 2 lĩnh vực cơ bản; cũng là 2 môn học luôn đồng hành cùng học sinh cho đến cấp THPT. Thi 2 môn Toán, Ngữ Văn và thêm 2 môn lựa chọn cũng đã đáp ứng tính hệ thống, đồng bộ… đáp ứng được yêu cầu của Chương trình GDPT 2018”, cô Nguyễn Thị Thu cho hay.
Là giáo viên Tiếng Anh, cô Nguyễn Thị Thu khẳng định vị trí, vai trò của môn Tiếng Anh trong cuộc sống, học tập và làm việc. Mỗi học sinh khi đi học cũng nhận thức rõ về vấn đề này. Do đó, các em ngoài học ở trường, học online, học tại các trung tâm, cũng tự học để trang bị thêm kiến thức về Tiếng Anh.
Cũng theo cô Nguyễn Thị Thu, môn học nào cũng có vị trí, vai trò và ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống, công việc và sự phát triển của mỗi người. Chúng ta phải biết cách học tập, vận dụng linh hoạt kiến thức vào cuộc sống và trong công việc. Khi học, học sinh sẽ tập trung, cố gắng và luôn mong muốn học tốt tất cả các môn.
“Tuy nhiên, lượng kiến thức là không có giới hạn. Với Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, phương án 2 + 2 là đủ đánh giá năng lực, tư duy; bảo đảm cho việc thi và xét tốt nghiệp THPT cũng giảm bớt gánh nặng, áp lực cho học sinh”, cô Nguyễn Thị Thu nhận định.
Là Hiệu trưởng Trường THPT Quan Sơn, thầy Nguyễn Minh Đạo cũng bày tỏ đồng tình với phương án 2+2 và cho rằng, đây là phương án gọn nhẹ, giảm áp lực cho học sinh, phụ huynh; giảm thời gian (số buổi thi); đỡ tốn kém mà vẫn bảo đảm cho việc xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học.
Điều này đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số 29-NQ/TW là: “Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp THPT theo hướng gọn nhẹ, giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, cung cấp dữ liệu cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học”.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.