Giỗ tổ vua Hùng

  • Chuyến đi thăm Đền Hùng năm 1931 đã được nhà văn, học giả Nguyễn Hiến Lê ghi chép tỉ mỉ và đưa vào trong hai tác phẩm nổi tiếng của ông.
  • Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa (Bộ VHTTD) cho biết, truyền thống thờ cúng Hùng Vương là biểu hiện nhận thức về lịch sử và sự đoàn kết của dân tộc Việt Nam, truyền cảm mãnh liệt sự tôn kính của người dân với quá khứ, với tổ tiên...
  • “Là quốc gia đa sắc tộc (54 dân tộc), cùng với một câu chuyện đã được khẳng định là có ngày Quốc giỗ, có một vị Quốc tổ, hàng năm đều có nghi lễ tổ chức, điều đó cho thấy chúng ta là quốc gia có những nét rất đặc biệt” - TS Nguyễn Văn Vịnh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế - xã hội và phát triển, chuyên gia về tôn giáo và tín ngưỡng, nói như vậy khi trò chuyện với phóng viên Dân Việt.
  • Nét độc đáo nhất của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được Giáo sư sử học Hà Văn Tấn đúc kết: “Không nơi nào trên thế giới, mà ở đó tất cả mọi người đều tin rằng họ có một ngôi mộ tổ tiên chung, một đền thờ tổ tiên chung, để vào một ngày hàng năm, họ lại hành hương đến tưởng niệm như ở Việt Nam”.
  • Đỉnh núi Nghĩa Lĩnh với Đền Thượng, Đền Giếng - nơi linh thiêng bậc nhất trong di tích lịch sử Đền Hùng, bao đời nay được người của dòng họ Triệu ở xã Hy Cương, TP.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, trông nom, chăm sóc. Ít ai biết rằng, cả khi chưa có cuộc thi, hay đã có cuộc thi ông Từ “có một không hai”, thì dòng họ này vẫn luôn giữ thế “độc tôn”...
  • Bánh chưng, bánh giầy có thể coi là “quốc bánh” của dân tộc ta, ở đâu người Việt cũng biết làm và gói được. Riêng với người dân vùng đất Tổ Phú Thọ, họ coi việc được làm bánh dâng lên cúng lễ các Vua Hùng nhân ngày giỗ Tổ là sự thiêng liêng, niềm vinh dự lớn. Ai có được may mắn làm bánh lễ cũng cố gắng mang hết bí kíp gia truyền về nghề làm bánh của làng xóm mình ra trổ tài.
  • Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao... đó là những món lễ vật mà Vua Hùng đã "ra giá" để Sơn Tinh và Thủy Tinh "rước" được Mỵ Nương về làm vợ. Ngày nay, trong những con vật đó, con gà chín cựa đã chính thức bước ra từ truyền thuyết, trở thành con làm giàu cho bà con nông dân ở quê hương đất Tổ và nhiều vùng khác.
  • Nằm ngay bên bờ sông Lô thơ mộng, cửa ngõ của vùng đất Tổ Phú Thọ, đã nhiều đời nay người dân vùng này rất giỏi nghề sông nước. Để thể hiện một tinh thần thượng võ, người dân phường Bạch Hạc, TP.Việt Trì hàng năm vẫn lập đội bơi chải để thi đấu với nhau, qua đó nâng cao tinh thần đoàn kết, và rèn luyện sức khỏe sản xuất hàng ngày.
  • Sáng nay 6.4 (tức mùng 10.3 âm lịch) - ngày chính giỗ Tổ Hùng Vương, hàng vạn người dân và du khách đã hành hương về Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ) để dâng hương hoa, lễ vật tưởng niệm các Vua Hùng. Tuy nhiên, có khá nhiều du khách do mặc trang phục chưa nghiêm túc nên đã bị cấm lên các Đền bái Tổ.
  • Câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất ngày là Vua Hùng họ gì và vì sao giỗ Tổ Vua Hùng ngày 10.3?