Ông Trump nói rằng Trung Quốc đã thể hiện thiện chí muốn đàm phán.
Theo NPR, giới lãnh đạo trong chính phủ Trung Quốc dường như đang có những quan điểm khác nhau.
Một số muốn đạt thỏa thuận càng sớm càng tốt để cứu nền kinh tế Trung Quốc; số khác lại bày tỏ sự cứng rắn, kêu gọi Trung Quốc tiếp tục cương quyết với Mỹ và bằng mọi giá không ký bất kỳ thỏa thuận nào.
Trong bối cảnh phái đoàn đàm phán Mỹ và Trung Quốc sắp bước vào vòng đàm phán thương mại thứ 13 trong tháng 9, cả hai bên chưa thể hiện dấu hiệu cho thấy muốn đạt được tiếng nói chung.
Hôm 26.8, hai bên có vẻ hạ nhiệt căng thẳng, bằng những phát ngôn của Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Theo NPR, nhiều người trong giới lãnh đạo Trung Quốc đã thể hiện sự mất kiên nhẫn, đặc biệt là trong Bộ Ngoại giao, nơi thường công khai kêu gọi đạt thỏa thuận với Mỹ.
Những động thái ăn miếng trả miếng trong chiến tranh thương mại đang khiến giới lãnh đạo Trung Quốc nghi ngờ, về việc Mỹ có tôn trọng thỏa thuận hay không, hay liệu đây đã là đỉnh điểm của căng thẳng.
Ruan Zongze, Phó Chủ tịch Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói: “Nhiều người ở Trung Quốc đang đặt câu hỏi: Nếu chúng ta đạt thỏa thuận, liệu nó có thực sự đem lại kết quả hay không, hay chỉ có tác dụng trong bao lâu?”
Phái đoàn đàm phán Mỹ-Trung Quốc sẽ tiếp tục vòng đàm phán mới trong tháng 9.
Những người theo chủ trương cứng rắn trong giới lãnh đạo Trung Quốc, chủ yếu đến từ các ngành công nghiệp quân sự. Họ cho rằng thỏa thuận thương mại là không cần thiết.
“Ngày nay, Trung Quốc đang chiến đấu trên hai mặt trận với Mỹ, cả về kinh tế và quân sự”, Dai Xu, đại tá không quân Trung Quốc và là một nhà bình luận quân sự, nói. “Ông Trump ban đầu sẽ lấy tiền của Trung Quốc, sau đó là tính mạng của chúng ta”.
Ông Dai cho rằng Trung Quốc cần phải đáp trả cứng rắn, bởi đến cuối cùng, Bắc Kinh vẫn sẽ chiến thắng trong cuộc chiến mà cả hai bên đều chịu tổn thất.
“Kết quả của thương chiến không nằm ở việc hai bên tung ra những đòn gì, mà phụ thuộc vào khả năng chịu đựng tổn thất. Bạn có thể tung ra đòn mạnh hơn, nhưng sức chịu đựng của bạn yếu hơn”, Shen Yi, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Fudan ở Thượng Hải, nói.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cũng nhận định rằng, kéo dài chiến tranh thương mại cũng đồng nghĩa rằng các chuỗi cung ứng từ trung đến cao cấp sẽ lũ lượt rời bỏ Trung Quốc, gây ra thiệt hại không thể đảo ngược.
Wang Huiyao, Chủ tịch Viện nghiên cứu ở Bắc Kinh, nói Trung Quốc cần phải đạt thỏa thuận thương mại để làm tiền đề tăng cường cải cách. “Bạn sẽ không thể mong một thỏa thuận hoàn hảo. Tùy vào việc ông Trump muốn thắng như thế nào”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 26-8 cho biết các cuộc đàm phán nghiêm túc với Trung Quốc sẽ bắt đầu sau khi các quan chức...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.