Giới nhà giàu tăng trưởng, biệt thự Tây Hà Nội hút khách
Biệt thự khu Tây Hà Nội: “Khẩu vị” mới của giới thượng lưu
P.V
Thứ hai, ngày 30/10/2023 16:52 PM (GMT+7)
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của giới siêu giàu tại Việt Nam kéo theo nhu cầu sở hữu bất động sản xa xỉ ngày càng cao, đặc biệt là các sản phẩm biệt thự, shophouse tại những khu vực cận kề trung tâm, hiện hữu nhiều công trình trọng điểm cùng hệ thống hạ tầng giao thông phát triển quy mô lớn, đồng bộ và hiện đại.
Theo báo cáo nghiên cứu của Công ty Knight Frank, một tập đoàn tư vấn bất động sản độc lập hàng đầu thế giới đang hoạt động tại 51 quốc gia và vùng lãnh thổ phát hành, thì số lượng người siêu giàu tại Việt Nam đã tăng gần gấp đôi trong khoảng thời gian từ năm 2017 - 2022.
Báo cáo này cho biết: Từ 583 cá nhân ở Việt Nam có tài sản ròng trên 30 triệu USD năm 2017, đến cuối năm ngoái con số này đã lên đến 1.059, tăng 82% chỉ sau 5 năm.
Knight Frank dự báo đến năm 2027 con số này sẽ gần chạm mốc 1.300, thêm 22% so với hiện tại, và tương đương mức tăng 122% trong vòng 10 năm.
Còn theo ông Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam, tầng lớp người giàu và trung lưu ở Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng, việc nâng cấp chất lượng nhà ở là nhu cầu hiện hữu. Ông Đính nêu con số báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thống kê tầng lớp trung lưu đang hình thành hiện chiếm 13% dân số và dự kiến sẽ lên đến 26% vào năm 2026. Dự báo trong 25 năm tới, một nửa dân số - nghĩa là hơn 50 triệu người Việt Nam - sẽ gia nhập tầng lớp trung lưu, nghĩa là bằng dân số Hàn Quốc ngày nay.
Cũng theo ông Đính, "Khu vực phía Tây Hà Nội đang trở thành trung tâm mới, hội tụ đầy đủ các tiện ích từ giải trí đến giáo dục, y tế... sẽ là nơi cư ngụ phù hợp cho khách siêu giàu".
Phía Tây Hà Nội – Khẩu vị mới của giới thượng lưu
Thực tế cho thấy, diện mạo đô thị khu vực phía Tây Hà Nội đang thay đổi từng ngày với hàng loạt tuyến siêu vành đai đi qua. Có thể đến đại lộ Thăng Long, đường vành đai 3 và 3.5, đường Lê Trọng Tấn, Nguyễn Xiển – Xa La, trục đường Tố Hữu - Lê Văn Lương, Lê Quang Đạo mở rộng, đường Trung Văn nối Mễ Trì… Ngoài ra, đường vành đai 4 đang được khởi công xây dựng dự kiến sẽ thúc đẩy sự phát triển ở các khu vực ngoại thành (Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Sóc Sơn, Hà Đông, Thanh Oai, Thanh Trì) và các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Bắc Ninh.
Song song vưới đó, làn sóng dịch chuyển của các "ông lớn" bất động sản như Vingroup, Geleximco, Nam Cường, Vinaconex… đã góp phần to lớn trong công cuộc kiến tạo nên chuỗi đô thị hiện đại, tiện ích như: Vinhomes Smart City, Vinhomes Green Bay, Khu đô thị Dương Nội, Khu đô thị mới Phùng Khoang, Khu đô thị Bắc An Khánh… đưa khu phía Tây Hà Nội trở thành một trung tâm mới sầm uất, đáng sống bậc nhất Thủ đô.
Đặc biệt, các dự án của Tập đoàn Nam Cường thuộc Khu đô thị Dương Nội như Anland Complex, Anland Premium, An Vượng Villa, An Khang Villa… thời điểm 2018 đã tạo nên sức ép lớn cho nguồn cung bất động sản khu phía Tây bởi ngoài vị trí đẹp, các sản phẩm của chủ đầu tư này còn có cơ sở vật chất vượt trội, pháp lý hoàn thiện, hạ tầng đồng bộ hơn so với các dự án cùng phân khúc, cùng khu vực.
Từ năm 2019 đến nay, khu Tây Hà Nội trở thành khu vực hút dòng tiền của giới nhà giàu Thủ đô khi dòng người ồ ạt tìm mua biệt thự, liền kề sửa sang, hoàn thiện về ở trong bối cảnh nguồn cung biệt thự, liền kề khan hiếm và quỹ đất ngày càng ít dần. Các dự án
Có thể nói, nhìn vào sự bứt phá của hạ tầng giao thông, khu Tây đã và đang hoàn thiện. Sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp nhà giàu và nhu cầu nâng cấp chỗ ở từ cao tầng xuống thấp tầng, từ nhà trong ngõ ra nhà trong khu đô thị đã khiến bất động sản thấp tầng Tây Hà Nội đã trở thành điểm đến của giới nhà giàu. Bởi xét về di chuyển, khu Tây Hà Nội cách trung tâm Hà Nội mới Mỹ Đình 5km.
Trong bối cảnh quỹ đất trung tâm hầu như không còn, khan hiếm nguồn cung biệt thự, liền kề mới thì nguồn cung nhà thấp tầng khu Tây rất dồi dào hút làn sóng người giàu Hà Nội về đây cũng là chuyện tất yếu.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.