Giữa căng thẳng Trung-Ấn, TQ công bố thay đổi quan trọng đối với quân dự bị

Đăng Nguyễn - Hoàn Cầu Thứ ba, ngày 30/06/2020 13:55 PM (GMT+7)
Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CMC) do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đứng đầu sẽ trực tiếp nắm quyền chỉ huy quân dự bị của quân đội Trung Quốc kể từ ngày 1.7, truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết.
Bình luận 0

img

Binh sĩ Trung Quốc ở Tân Cương diễn tập khai hỏa tên lửa chống tăng.

Theo Thời báo Hoàn Cầu, quyết định trên được Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc công khai hôm 28.6, nhấn mạnh quân dự bị là lực lượng quan trọng trong hàng ngũ Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).

Trước khi có sự thay đổi, quân dự bị do cả quân đội Trung Quốc và đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền chỉ huy. Kể từ ngày 1.7, Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc và Quân ủy Trung ương trực tiếp nắm quyền chỉ huy lực lượng dự bị.

Các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng sự thay đổi trên sẽ giúp phát huy tiềm năng tốt nhất của lực lượng dự bị, đặc biệt là ở vùng biên giới giáp Ấn Độ như Tây Tạng và Tân Cương, cải thiện năng lực chiến đấu, tạo điều kiện hợp tác với các lực lượng chính quy.

Tờ PLA Daily hôm 29.6 đăng bài xã luận nhấn mạnh quyết định trên là “động thái chính trị quan trọng” của Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc.

“Sự lãnh đạo tập trung đối với lượng dự bị sẽ giúp việc huy động, quản lý lực lượng này trở nên dễ dàng hơn. Quân dự bị là yếu tố quan trọng bên cạnh các đơn vị quân đội chính quy”, Li Daquang, giáo sư Đại học Quốc phòng của quân đội Trung Quốc, nói.

Theo số liệu thống kê chính thức năm 2019, Trung Quốc có khoảng 510.000 quân dự bị và 2 triệu quân chính quy.

Một số kỹ sư công tác tại các doanh nghiệp quân đội cũng là thành viên trong lực lượng dự bị, có thể giúp hỗ trợ kỹ thuật trong trường hợp chiến tranh nổ ra, theo ông Li.

Các thành viên lực lượng dự bị được tuyển chọn với sở trường riêng. Theo truyền thông Trung Quốc, 5 thành viên thuộc lực lượng dự bị đã tham gia tuần tra, hỗ trợ phản ứng nhanh ở Tây Tạng.

20 thành viên khác có kỹ năng cận chiến, đấu tay đôi tốt đến từ các lò đào tạo võ thuật cũng được tuyển vào hàng ngũ quân dự bị.

Thông tin này đã thu hút sự chú ý đặc biệt của truyền thông Ấn Độ, trong bối cảnh căng thẳng Trung-Ấn leo thang.

Theo ông Li, quân dự bị của Trung Quốc thường sẽ không được huy động với số lượng lớn, trừ khi chiến tranh toàn diện nổ ra.

Các lực lượng quân đội hiện tại của Trung Quốc là đủ để giải quyết các cuộc xung đột quân sự, bao gồm cả xung đột biên giới Trung-Ấn.

Song Zhongping, nhà phân tích quân sự ở Bắc Kinh, nói giới lãnh đạo Trung Quốc luôn theo dõi sát sao sự phát triển của lực lượng dự bị vùng biên giới, đặc biệt là ở Khu tự trị Tây Tạng và Tân Cương, vì giúp góp phần đảm bảo duy trì an ninh và năng lực sẵn sàng chiến đấu.

Lực lượng dự bị ở Tây Tạng là một ví dụ điển hình. Họ đã quen với địa hình vùng cao lạnh giá, không khí loãng, rất hữu dụng đối với quân đội, ông Song nói.

Lực lượng dự bị Trung Quốc hiện tại bao gồm các sỹ quan và binh sĩ dự bị cùng một số ít các quân nhân chính quy. Các sỹ quan dự bị được tuyển chọn từ những cựu sỹ quan về hưu, sỹ quan địa phương và cả sỹ quan quân đội chính quy.

Binh sĩ dự bị tuyển chọn từ cựu binh, dân quân đã trải qua huấn luyện, quân địa phương và những người địa phương có sở trường riêng.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem