Gốm Cổ
-
Di tích khảo cổ học Mán Bạc (nằm ở làng Bồ Bát xưa, nay là thôn Bạch Liên, xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) là một trong những di tích khảo cổ học có giá trị lịch sử - văn hóa đặc biệt quan trọng.
-
Các cuộc khai quật khảo cổ học năm 2003, 2005 tại di chỉ Giồng Lớn, thôn 3, Rạch Già, xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu do Bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phối hợp Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Hà Nội tiến hành; phát hiện nhiều loại hình hiện vật cổ xưa, có niên đại khoảng 2.500 năm...
-
Đầu thập kỷ 90, ngư dân vùng biển Hội An (Quảng Nam) đã phát hiện một con tàu cổ chở đầy đồ gốm Việt Nam bị đắm ở ngoài khơi, cách đảo Cù Lao Chàm khoảng 20 km về phía Đông. Những đồ gốm cổ bị dính theo lưới được mang về bày bán...
-
Quần thể di tích chùa Long Đọi Sơn, tọa lạc trên đỉnh núi Đọi, xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) là ngôi chùa cổ kính với gần 1000 năm tuổi. Các vật liệu kiến trúc cùng nhiều hiện vật thời Lý như tiêu bản trang trí, đồ gốm cổ, đồ sành cổ được tìm thấy.
-
Từ tháng 11/2022 đến tháng 8/2023, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ và Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tiến hành khai quật tại di tích khảo cổ học Vòng Thành Đá Trắng có tổng diện tích 3.000 mét vuông ở xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
-
Triều Mạc là một triều đại để lại nhiều dấu ấn về phát triển kinh tế, văn hóa...Sự phát triển này được thể hiện trên nhiều phương diện, trong đó nổi bật là nghề làm gốm với loại hình đồ gốm có minh văn rất độc đáo...
-
Với gần 5.000 hiện vật gốm cổ tiêu biểu cho hầu hết các thời kỳ lịch sử được sưu tầm trong thời gian rất dài, Bảo tàng gốm cổ sông Hương của GS-TS Thái Kim Lan là nơi người đến tham quan được “nghe” sông Hương kể câu chuyện về mình, về người Huế và lối sống Huế.
-
Từ một làng gốm một thời nức tiếng xa gần, gốm Bồ Bát - tổ nghề của làng gốm Bát Tràng ngày nay - sau nhiều thăng trầm lại đứng trước nguy cơ rơi vào quên lãng. Với tình yêu đặc biệt với gốm, người nghệ nhân 8x Phạm Văn Vang đã khăn gói lên đường đi học nghề gốm cổ với quyết tâm nhất định phải đưa gốm Bồ Bát trở về với danh tiếng của nó.
-
Người ta vẫn gọi Bảo tàng Đồng Đình là “khu vườn ký ức” bởi nơi đây lưu lại nhiều hiện vật xưa với phong cách rất riêng mà giản dị, gợi cho ta có cảm giác như đang hòa mình với thiên nhiên, với cuộc sống người nông dân xưa…
-
Có lịch sử phát triển và thăng trầm gắn liền với vùng đất phía Bắc sông Sài Gòn này nên không có gì lạ khi lò lu Đại Hưng (xã Tương Bình Hiệp, Thủ Dầu Một, Bình Dương) đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa, được đặt tên đường ở mảnh đất này.