Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Chia sẻ với báo Dân Việt, ông Hoài cho rằng, xác định xuất xứ nguyên liệu gỗ của doanh nghiệp gỗ hiện nay có tính quyết định đến thành bại của sự phát triển kinh doanh của DN ngành gỗ là nguyên liệu đầu vào.
Nguyên liệu đầu vào công nghiệp gỗ liên quan đến cây, rừng. Trong khi đó, tất cả các quốc gia hiện nay đều quan tâm đến bảo tồn môi trường sống, trong đó cây, rừng được chú trọng. Do đó, nguyên liệu đầu vào của ngành công nghiệp gỗ trợ thành nguyên liệu rất nhạy cảm.
Ông Hoài cho rằng: "Chúng ta có 2 "bộ lọc" đảm bảo nguyên liệu gỗ hợp pháp, có thể truy xuất được xuất xứ. Thứ nhất, chúng ta phân loại gỗ thành 2 loại là rủi ro cao và ít rủi ro. Với loại rủi ro cao khi đưa vào chế biến cần có bằng chứng chứng minh tính hợp pháp. Bộ lọc thứ 2, chúng ta phân loại các nước chúng ta nhập khẩu gỗ. Hiện nay chúng ta nhập khẩu nguyên liệu gỗ từ hơn 100 quốc gia, 50% số đó có rủi ro cao. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta cần trọng khi nhập khẩu nguyên liệu từ quốc gia có nhiều rủi ro".
Đại diện Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam cho rằng, đối với đầu ra, tức là thị trường tiêu thụ. Chúng ta hay nói cần đa dạng hóa thị trường, nhưng với DN gỗ là rất khó. Trong những năm gần đây nhiều DN chịu khó liên lạc với các khách hàng thị trường, đi hội chợ đa dạng hóa thị trường. Nhưng cơ bản chỉ có 5 thị trường tiêu thụ 90% sản phẩm gỗ của VN xuất khẩu đi.
Còn các thị trường khác quá nhỏ, tiếp thị các thị trường này cũng không dễ dàng. Sản xuất kinh doanh đối với công nghiệp gỗ như "năng nhặt chặt bị, lấy công làm lãi", không phải là ngành có biên lợi nhuận lớn. Di đó, không có cách gì khác các DN nhỏ cần phải tăng cường thực hiện trách nhiệm giải trình, xem xét thận trọng nếu muốn ký hợp đồng thương mại vào một thị trường nào đó.
Nếu rủi ro cao không nên thực hiện. Ngoài ra, DN gỗ vừa rồi đối diện với rủi ro khác đó là các đối tác nước ngoài mua sỉ (để bán lẻ tại các thị trường của họ) có thể bị phá sản, thậm chí phá sản có chủ ý. Chính vì vậy, một số DN không thu hồi được tiền theo hợp đồng đã ký.
Theo ông Hoài, các DN gỗ tuy là DNVVN giá trị hợp đồng không lớn nhưng cũng phải hết sức cẩn thận khi ký hợp đồng, đặc biệt là quan tâm đến các hình thức thanh toán, chú trọng đến thanh toán truyền thống.
Theo ông Ngô Sỹ Hoài, trong hơn 10 năm qua ngành công nghiệp gỗ tăng trưởng ấn tượng, bứt phá. Khi tăng trưởng mạnh, các thị trường lớn thường áp dụng biện pháp PVTM. Trong khi đó, các DN của chúng ta hầu hết là các DN có quy mô vừa nhỏ, sức chống chịu có hạn.
Đại diện Hiệp hội Gỗ cho rằng, thực tiễn, ngành công nghiệp gỗ đã và đang đương đầu đối đầu với vụ kiện chống bán phá giá. Riêng với Hoa Kỳ, chúng ta đang bị điều tra và có thể cuối tháng 12 năm nay DOC sẽ ra phán quyết cuối với gỗ dán cứng, và đang điều tra thêm về tủ bếp,…
Vị đại diện Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, thực tế, doanh nghiệp Việt Nam không bao giờ tránh khỏi những rắc rối về PVTM. Chúng ta không chấp nhận rủi ro để kinh doanh thì sẽ không thể lớn lên được. Do đó, chúng ta cần tăng cường hiểu biết, nâng cao quản trị doanh nghiệp khi vươn ra biển lớn.
Theo thống kê, tính đến hết 11 tháng năm 2022, ngành gỗ Việt Nam chi hơn 2,8 tỷ USD để nhập khẩu gỗ từ các nước, trong đó gỗ Trung Quốc chiếm là hơn 850 triệu USD, chiếm 1/3 kim ngạch mặt hàng này.
Lượng nhập khẩu gỗ từ các nước khác như Campuchia, Lào, Indonesia về Việt Nam ít ỏi khi kim ngạch chỉ đạt từ 100 đến 200 triệu USD.
Về xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, 2022 tiếp tục là năm bùng nổ xuất khẩu mặt hàng này khi kim ngạch 11 tháng qua ghi nhận kỉ lục hơn 14,68 tỷ USD, trong đó các sản phẩm thành đạt 10,1 tỷ USD, chiếm gần 70% kim ngạch.
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này tăng hơn 1,3 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021 và thị trường lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ với 7,9 tỷ USD, chiếm khoảng 54% tổng kim ngạch. Các thị trường khác như Trung Quốc đạt 2 tỷ USD, Nhật là 1,7 tỷ USD, các nước như Anh, Đức, Pháp trong EU chỉ nhập trung bình từ 100-200 triệu USD mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.