Nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Syracuse (New York, Mỹ), hóa thạch họ tìm thấy có kích thước ngoạn mục: Riêng chiếc vỏ thôi đã dài 1,5 mét. Với chiếc đầu có xúc tu nhô ra từ vỏ khi còn sống, nó phải có chiều dài tương đương với chiều cao của một nam giới trưởng thành.
Công trình dựa trên nhiều mẫu vật được thu thập trên thế giới mà bấy lâu chưa xác định được là sinh vật gì. Quái vật được đặt tên khoa học là Diplomoceras maximum, là một loài amonite với vẻ ngoài khá giống những con mực ngày nay nhưng to hơn rất nhiều. Đáng chú ý nhất là cái vỏ kỳ lạ của nó, y hệt một chiếc kẹp giấy văn phòng thời hiện đại.
Việc phân tích chiếc vỏ kỳ lạ cũng cho thấy cá thể già nhất đã đã sống đến 200 tuổi, gấp 40-50 lần so với những con mực lớn thời hiện đại.
Niên đại của các hóa thạch vào khoảng 68 triệu năm, tức cuối kỷ Phấn Trắng, cùng thời khủng long bạo chúa. Quái vật này chủ yếu hùng cứ vùng biển quanh khu vực Nam Cực ngày nay. Có thể chúng đã tuyệt chủng cùng lúc với loài khủng long vì vụ va chạm thảm khốc của tiểu hành tinh Chicxulub.
Các tác giả chính – 2 nhà cổ sinh vật học Linda Ivany và Emily Artruc – cho biết họ sẽ trình bày chi tiết nghiên cứu trong cuộc họp trực tuyến năm nay của Hiệp hội Địa chất Mỹ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.