Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ngu Cơ một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử cũng như văn hóa dân gian Trung Hoa với cuộc đời gắn bó cùng Hạng Vũ. Ngu Cơ được nhắc đến lần đầu trong văn bản Sử ký Tư Mã Thiên, sau đó là Hán thư và dần được truyền tụng trong đời sống bình thường.
Nàng được dân gian lý tưởng hóa câu chuyện, chuyển thể gắn liền với điển tích mà người đời sau gọi là "Bá Vương biệt Cơ", một điển tích nổi tiếng về tình cảm, trở thành nỗi bi ca được nhớ đến qua nhiều thời kỳ, thể hiện trong nghệ thuật, thơ, phú, hội họa, và cả điện ảnh hiện đại.
Xuất thân của Ngu Cơ hiện tại không có một tài liệu cổ nào chứng minh, theo hiểu biết thông thường, bởi vì bà trở thành vợ của Hạng Vũ, người đời thường cho rằng Ngu Cơ sinh tại vùng đất quê hương của Hạng Vũ là nước Sở, nay là tỉnh Giang Tô.
Trong các tác phẩm văn học nghệ thuật nàng được ca gợi có mối tình thâm sâu, thủy chung với Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ. Dưới đây, bài viết điểm qua một số tình tiết được miêu tả về mối tình giữa Ngu Cơ và Hạng Vũ.
Ngu Cơ và Hạng Vũ từ nhỏ đã quen biết nhau, mối lương duyên ấy như được định sẵn là trời sinh một cặp. Khoảnh khắc chàng trai Hạng Vũ 15 tuổi lần đầu thấy tim đập loạn nhịp là khi bắt gặp nàng Ngu Cơ đang mải mê giặt đồ bên dòng sông, ánh nắng chiếu lên mái tóc óng mượt của nàng, phản chiếu hình ảnh một người thiếu nữ dịu dàng và thuần khiết trên dòng nước.
Từ đó, Hạng Vũ quyết tâm trồng cây si và nhờ cậy bà ngoại mai mối, chờ ngày rước Ngu Cơ về dinh.
Thời gian sau, nhà họ Hạng có chuyện không may xảy ra, Hạng Vũ phải cùng gia đình đột ngột lẩn trốn sang đất Ngô, từ ấy đôi uyên ương bị chia rẽ tưởng như không thể tìm lại nhau.
Ngu Cơ đến tuổi cập kê đã trở thành một tiểu thư khuê các với nhan sắc đoan trang cùng tính nết hiền thục nên được rất nhiều nhà hỏi cưới, nhưng trong lòng nàng vẫn nhất mực ôm lòng nhớ thương bóng hình Hạng Vũ và mong chờ tin của chàng.
May thay, anh trai nàng là Ngu Tử Kỳ khi tham gia nghĩa quân đã gặp lại Hạng Vũ, đem nỗi lòng của Ngu Cơ giãi bày thay nàng. Biết chuyện, Hạng Vũ vô cùng cảm động, chàng tức tốc hỏi đón Ngu Cơ về làm vợ, lương duyên trời định ấy giờ đây đã trở thành mối tình khắc cốt ghi tâm của cả hai.
Sau khi xuất giá tòng phu, Ngu Cơ không chỉ là một người phụ nữ hiền dịu chỉ biết chăm lo chuyện nhà cửa, hưởng vinh hoa phú quý.
Nàng cùng Hạng Vũ tham gia chinh chiến khắp các phương trời, ngày đêm kề cận chăm sóc người đàn ông mà mình yêu thương.
Cũng vì muốn thấu hiểu và san sẻ bớt âu lo của Hạng Vũ mà Ngu Cơ đã theo học múa kiếm, bắn cung, chờ khi chồng chiến thắng trở về sẽ biểu diễn. Chính vì tấm lòng đáng quý của người vợ, Hạng Vũ như trút được mọi áp lực, phiền muộn mà một vị tướng quân phải gồng gánh trên vai.
Nàng cũng luôn lắng nghe mọi khúc mắc của chồng mà bình tĩnh phân trần bằng cử chỉ dịu dàng và giọng nói nhỏ nhẹ.
Đối với Hạng Vũ, Ngu Cơ chính là dòng suối tươi mát xoa dịu tâm hồn chàng, trong mắt vị Bá vương si tình luôn luôn chỉ có hình ảnh người vợ mà chàng trân quý. Quả là thuận vợ, thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn!
Thời gian qua đi, Hạng Vũ vẫn phải đi chinh chiến khắp phương này đến phương khác, Ngu Cơ chỉ đành âm thầm ủng hộ và chờ đợi chàng chiến thắng trở về bình an.
Vào năm 202 TCN, Hạng Vũ và quân Sở bị bao vây ở thành Cai Hạ bởi liên quân của Lưu Bang, Hàn Tín và Bành Việt sau loạt trận bất lợi trước số lượng đông đảo của quân Hán. Lúc này, Ngu Cơ đi theo ông ở trận tiền. Quân Hán hát các bài hát dân gian của đất Sở để tạo ra một ấn tượng là nước Sở đã bị quân Hán chiếm, Hạng Vũ thốt lên: "Hán đã chiếm Sở rồi sao? Vì đâu mà người Sở còn nhiều thế?!".
Tinh thần chiến đấu của quân Hạng Vũ giảm mạnh và một số binh lính đã đào ngũ bỏ trốn. Tuyệt vọng, Hạng Vũ dùng rượu và hát một bài hát mà người đời sau đã gọi là "Cai Hạ ca", Ngu Cơ đã hát theo ông. Lời bài hát vẫn còn được cả hai sách chính sử ghi lại: Đến một ngày Hạng Vũ bị quân Hàn Tín bao vây, khó mà thoát ra, trong lòng chàng lúc bấy giờ chỉ ngập tràn nỗi lo lắng và trăn trở về số phận của vợ nếu mình không thể trở về.
Bởi chính là tri kỉ, Ngu Cơ hiểu rõ tâm tư của chồng, chính vì vậy nàng chọn cách dùng kiếm kết liễu cuộc đời mình để không trở thành gánh nặng ảnh hưởng đến quyết định của Hạng Vũ.
Thấy Ngu Cơ chết, Bá Vương khóc chảy nước mắt, tả hữu quân đều khóc, không ai có thể ngẩng lên nhìn. Kết cục sau đó đều như chính sử ghi chép lại, Bá Vương Hạng Vũ chọn hơn 800 kỵ binh trung thành, liều chết phá vòng vây của quân Hán, vượt ra ngoài.
Chạy đến đình Ô Giang ở Trường Giang sông Dương Tử thì cùng đường. Tự thấy không còn mặt mũi nào qua sông về Giang Đông tái dựng cơ đồ, Bá Vương tự vẫn ở trấn Ô Giang.
Mối tình buồn đến nao lòng của Ngu Cơ và Hạng Vũ luôn đọng lại dấu ấn sâu sắc trong lòng hậu thế sau này, cảnh Hạng Vũ vĩnh biệt Ngu Cơ trước khi xuất trận lần cuối được đời sau diễn thành vở Kinh kịch nổi tiếng mang tên Bá Vương Biệt Cơ.
Tương truyền rằng nơi máu nàng đổ xuống mọc lên một thứ cỏ hễ rót rượu vào liền uốn lượn như khi Ngu Cơ nhảy múa say mê trước Hạng Vũ, người ta gọi nó là "Ngu mỹ nhân thảo".
Vui lòng nhập nội dung bình luận.