Từ Hi Thái hậu sinh năm 1835 tại ngõ Tây Tứ, Bắc Kinh. Không ai có thể ngờ rằng một bé gái như vậy lại có ngày trở thành một Thái hậu có quyền khuynh thiên hạ và can thiệp vào việc triều chính của Thanh triều trong tương lai.
Năm 1852, vì Từ Hi là hậu nhân của Diệp Hách Na Lạp thị nên được tuyển chọn nhập cung trở thành tú nữ, năm đó bà mới 17 tuổi, còn nhỏ chưa hiểu chuyện, mang một khuôn mặt thiếu nữ phơi phới tuổi xuân.
Trong các phi tần của triều Thanh, Từ Hi được xem là người có tướng mạo xuất chúng nhất, bà còn là một tài nữ và có thông hiểu một chút việc chính trị. Sau hai năm nhập cung, bà được phong làm Ý Tần, bà của năm đó cũng chỉ mới 19 tuổi.
Trong Hậu cung, được phong Tần thì dễ nhưng để được phong Phi lại rất khó. Nhưng mệnh của Từ Hi rất tốt, vào năm 1856, bà sinh hạ được một bé trai, mẹ quý nhờ con, vì sinh được một bé trai nên Từ Hi được xem là có công với giang sơn xã tắc, nhờ đó bà được thăng lên làm Ý Phi.
Còn con trai của bà là Ái Tân Giác La Tải Thuần cũng chính là Đồng Trị đế, ông là con trai duy nhất của vua Hàm Phong.
Năm 1857, Từ Hi được phong thành Qúy Phi, vì sức khỏe của Hàm Phong đế lúc đó không được tốt nên thường ốm đau.
Từ Hi có ý muốn chia sẻ ưu phiền cùng hoàng đế, Hàm Phong đế cũng không màng sự phản đối của các vị đại thần, bắt đầu để Từ Hi can dự vào chuyện triều chính.
Đất nước lúc đó đang rơi vào nguy cơ khủng hoảng và loạn lạc, ngoài có liên minh Anh Pháp, trong có Thái Bình Thiên Quốc, tai họa từ ngoài vào trong, bên nào cũng không dễ đối phó.
Sau một thời gian khi quân liên minh Anh Pháp tấn công Bắc Kinh, Hàm Phong đế qua đời vì bệnh. Chỉ còn lại hai mẹ con Từ Hi nương tựa lẫn nhau, con trai bà kế tục ngôi vị hoàng đế một cách thuận lợi.
Đồng thời trong thời gian tại vị của mình, Đồng Trị đế cũng đã bình định được Thái Bình Thiên Quốc, ông còn là người khởi động phong trào giao thiệp với người nước ngoài.
Xét về thành tích chính trị, ông là một vị hoàng đế tốt, nhưng so với Khang Hi - người đã trị vì 61 năm thì tuổi thọ của Đồng Trị cùng với cha ông ngắn hơn rất nhiều. Đồng Trị đế vắn số, chỉ sống được đến năm 19 tuổi. Ông qua đời vào năm 1875, tại vị được 13 năm.
Một Từ Hi đã phải trải qua nỗi đau mất chồng, mất con, bà dựa vào chính mình và can dự vào chuyện triều chính trong nhiều năm, còn đánh bại tám vị đại thần có uy quyền nhất lúc bấy giờ. Vị trí của bà trong triều đình càng ngày càng vững chắc. Tuy nhiên, sau 47 năm cầm quyền của Từ Hi Thái hậu, chính quyền nhà Thanh cuối cùng cũng dần đi đến diệt vong.
Bức mật thư hé lộ sự thật ít người biết về Từ Hi Thái hậu
Mặc dù chính quyền nhà Thanh đã diệt vong nhưng Tử Cấm Thành vẫn còn tồn tại, đây là cung điện được bảo tồn hoàn hảo nhất ở Trung Quốc. Vài chục năm sau, người ta bắt đầu sửa chữa Tử Cấm Thành và họ đã phát hiện ra một bức mật thư của Từ Hi Thái hậu. Nội dung trong đó có liên quan đến tám vị đại thần được nhắc đến ở trên.
Vào thời điểm đó, tám vị đại thần đó đã liên minh với nhau và có quyền thế vô cùng lớn trong triều đình. Họ là chân tay đắc lực của Hàm Phong hoàng đế. Có lẽ vị hoàng đế này không bao giờ có thể ngờ được rằng mâu thuẫn giữa phi tử của mình và tám vị đại thần cố mệnh lại lớn như vậy.
Lúc đó Từ Hi và Từ An Thái hậu buông rèm chấp chính, trở thành phe đối lập với tám vị đại thần cố mệnh, chỉ một trong hai phe có thể tồn tại, nếu không triều đình sẽ trở nên rối loạn.
Từ Hi là một người thông minh, bà đã liên hợp với những vị đại thần bị tám vị đại thần cố mệnh bài xích, trong những người mà bà kết liên minh thì Cung Thân Vương là người có quyền thế lớn nhất. Từ Hi cũng mượn cơ hội này lôi kéo những vị đại thần và thân vương bị tám vị đại thần cố mệnh cô lập, dần dần thế lực của bà đã lớn hơn thế lực của tám vị kia. Cuối cùng, tám vị đại thần bị đàn áp, có người bị cách chức, thậm chí có người còn bị chém đầu.
Nhưng cũng chính mật thư này đã bộc lộ trình độ văn hóa của Từ Hi thái hậu. Theo ghi chép trong "Thanh sử cảo": "Khi bà mười sáu tuổi đã đọc thuộc quyển Ngũ kinh, giỏi tiếng Mãn và đã xem hết hai mươi tư quyển sử."
Theo ghi chép thì Từ Hi thái hậu mang hình tượng của một người có học bác uyên thâm, nhưng thật khôi hài là từ trong mật thư, người ta phát hiện ra rằng, trong số 237 chữ được bà viết ra, có đến 12 chữ bị viết sai chính tả.
Theo trang Sohu (Trung Quốc), phát hiện này đã khiến giới chuyên gia kinh ngạc thốt lên: Hóa ra chúng ta đã bị lừa hơn 100 năm.
Nếu trong thời đại ngày nay, gõ trên điện thoại di động hoặc máy tính mà có lỗi chính tả thì có thể được xem là nhầm lẫn, nhưng thư viết tay mà có lỗi chính tả thì chỉ có thể chứng tỏ rằng vốn liếng chữ nghĩa của Từ Hi khá ít, không giống như sử sách miêu tả.
Từ Hi ngoài đời thật và Từ Hi trong "Thanh sử ký" hoàn toàn không giống nhau.
Vào năm 1904, bà cũng đã sao chép một quyển "Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh", khi các chuyên gia mở ra xem một lần nữa thì thấy rằng nét chữ của Từ Hi khá cẩu thả.
Làm sao một tài nữ lại có thể viết ra những nét chữ viết nguệch ngoạc như những con giun đất đang đánh nhau được?
Một số chuyên gia cho rằng, Từ Hi thái hậu đã nắm giữ quyền lực lớn bao nhiêu năm, không phải vì bà có tài năng trị quốc giống như Võ Tắc Thiên, trên thực tế, bà chỉ muốn thỏa mãn dục vọng ích kỷ không chịu buông tha đối với quyền thế của bản thân mình mà thôi.
Từ Hi Thái hậu (10/10/1833 – 15/11/1908 ), còn được gọi là Tây Thái hậu, là phi tần của Thanh Văn Tông Hàm Phong Đế, mẹ đẻ của Thanh Mục Tông Đồng Trị đế.
Bà trở thành Hoàng thái hậu nhiếp chính của triều đình nhà Thanh cùng với Từ An Thái hậu khi Đồng Trị Đế lên ngôi. Sau khi Đồng Trị Đế qua đời, Thanh Đức Tông Quang Tự Hoàng đế lên ngôi, bà lại tiếp tục nhiếp chính. Sau khi Quang Tự Đế qua đời, bà trở thành Thái hoàng thái hậu dưới thời Phổ Nghi.
Vào năm 1861, Hàm Phong Đế mất, di chiếu cho 8 đại thần cố mệnh cùng nhiếp chính cho vua mới là Đồng Trị Đế còn nhỏ tuổi.
Từ Hi Thái hậu đã cùng Từ An Thái hậu - dưới sự giúp đỡ của Cung Thân vương Dịch Hân - đã tạo nên chính biến phế trừ cả 8 đại thần nhằm đạt được quyền lợi chính trị trước mâu thuẫn gay gắt với Túc Thuận, người đứng đầu 8 vị đại thần, sử gọi là Chính biến Tân Dậu. Sau sự kiện này, Từ Hi Thái hậu và Từ An Thái hậu đồng nhiếp chính cho Tân Hoàng đế.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.