Nông nghiệp – lĩnh vực rủi ro nhưng vẫn hấp dẫn
Năm 2017, ngành nông nghiệp đóng góp15,34% trong tổng GDP của cả nước với mức tăng trưởng 2,9% so với cùng kỳ năm 2016. Đây thực sự là kỳ tích bởi ngành nông nghiệp nước ta phải đối mặt với vô vàn những khó khăn, thách thức khi phải gánh chịu hậu quả khủng khiếp, liên tục của thiên tai, hạn hán, bão lũ… khiến hàng trăm nghìn ha hoa màu của người nông dân trên cả nước bị mất trắng.
Mức lãi suất 6,3% được đánh giá là khá hấp dẫn
Nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, trong số 10 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD thì ngành trồng trọt chiếm đến 7 mặt hàng, trong đó hồ tiêu, điều, cà phê xếp cao nhất trên thế giới. Chất lượng một số nông sản cải thiện đáng kể như: lúa gạo, thanh long, vải, nhãn, bưởi, chè, chanh leo đã thâm nhập được các thị trường khó tính: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Liên minh Châu Âu…
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, lợi thế xuất khẩu các sản phẩm này đã chững lại, một phần do không còn khả năng mở rộng diện tích và năng suất đã gần đạt mức tới hạn, một phần giá trị gia tăng không cao do phần lớn vẫn xuất khẩu dưới dạng thô, sức cạnh tranh trên thị trường thế giới kém.
Muốn khắc phục được những yếu điểm trên không thể không kể tới một giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay, đó là phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, muốn thực hiện được các mô hình nông nghiệp hiện đại, bên cạnh việc nắm vững và làm chủ các thành tựu khoa học công nghệ, một yếu tố không thể thiếu đó là phải có vốn.
HDBank tung gói 10.000 tỷ đồng nhằm khuyến khích phát triển NNCNC.
Nhằm giúp các cá nhân, tổ chức tiếp cận tốt hơn với nguồn vốn vay từ các ngân hàng Thủ tướng Chính phủ đã có Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 07/3/2017 về việc triển khai gói tín dụng khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ NN&PTNT cũng đã ban hành Quyết định 738 ngày 14/3/2017 quy định tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp.
Tiếp theo đó, ngày 24/4/2017, NHNN đã ban hành Quyết định 813/QĐ-NHNN chỉ đạo các NHTM triển khai chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch.
Có thể nói những quyết sách trên phần nào “thỏa mãn” cơn khát vốn của nông dân, doanh nghiệp. Các ngân hàng cũng có cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn với lĩnh vực được xem là nhiều rủi ro này. Tuy nhiên, cho vay như thế nào, ưu đãi đến đâu… lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.
HDBank và lối đi riêng
Là một trong những ngân hàng đồng hành với nông nghiệp công nghệ cao từ nhiều năm nay, HDBank vừa “tung” ra thị trường gói vay 10.000 tỷ đồng dành cho phát triển NNCNC, được giới chuyên môn đánh giá là khá hấp dẫn.
Các khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn khi tiếp cận gói vay NNCNC của HDBank.
Cụ thể đối với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, HDBank có các chương trình tài trợ doanh nghiệp thu mua lúa gạo nguyên liệu với hạn mức tín dụng lên tới 2.000 tỷ đồng; Tài trợ doanh nghiệp thu mua điều, cà phê, tiêu và nông sản khác; Chương trình Ưu đãi đại lý kinh doanh là khách hàng doanh nghiệp kinh doanh máy móc nông ngư cơ Yanmar.
Ngoài ra, khách hàng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp cũng là 1 đối tượng ưu tiên hàng đầu trong tất cả các chương trình ưu đãi lãi suất vay do HDBank ban hành như: Ưu đãi lãi suất cho khách hàng doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cho vay doanh nghiệp trong khu công nghiệp, chế xuất, cho vay giá rẻ theo nguồn vốn quốc tế từ Chương trình JBIC, JICA...
Riêng với khối khoa học công nghệ, HDBank có gói sản phẩm chương trình “Vay tiền phát lộc”: Gồm 1 sản phẩm chính và 5 sản phẩm chiến lược.
Lãi suất ưu đãi khi áp dụng gói sản phẩm: Chương trình “Chủ động lãi suất – tăng tốc cho vay” áp dụng cho các ĐVKD tại KV Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, Tây Nguyên. Lãi suất từ 10.5%/năm.
Gói sản phẩm chương trình “Vay nhanh kinh doanh – tăng nhanh thu nhập”: gói sản phẩm bao gồm 2 sản phẩm chính và 1 sản phẩm chiến lược. Lãi suất ưu đãi khi áp dụng gói sản phẩm này từ 6.3%/năm cố định 3 tháng đầu
Đối tượng cho vay của HDBank cũng không hề có “vùng cấm”, bao gồm tất cả các doanh nghiệp nuôi trồng và doanh nghiệp thu mua, chế biến các sản phẩm … vay vốn để thực hiện dự án, phương án sản xuất kinh doanh NNCNC, nông nghiệp sạch.
Ưu điểm vượt trội của gói vay HDBank đó là: Lãi suất cho vay giảm tới 1%/năm so với lãi suất thông thường; chấp nhận tài sản hình thành từ vốn vay với tỷ lệ cho vay lên đến 80%; kết nối đầu ra vào các siêu thị, xuất khẩu kèm giải pháp tài chính chuyên biệt. Thời hạn cho vay lên đến 10 năm.
Việc đẩy mạnh triển khai các chương trình tín dụng thời gian qua của HDBank đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp và nhu cầu vốn phục vụ phát triển nông thôn. Đồng thời, giúp nông dân, doanh nghiệp có thêm nguồn lực đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, áp dụng cơ giới hóa, khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.