Hé lộ bí mật về nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn và sự thất bại của ngành lọc dầu trong nước

Nhóm PV Kinh tế Thứ hai, ngày 14/03/2022 18:31 PM (GMT+7)
Khi giá xăng tăng kỷ lục, nguồn cung thiếu hụt khiến người dân đặt câu hỏi lớn về vai trò của Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn. Đầu tư 9 tỷ USD nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn thất bại trong việc thể hiện trò quan trọng của mình trong việc điều tiết giá trong nước.
Bình luận 0

Nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn không dùng dầu khai thác trong nước và thả nổi theo giá quốc tế

Bàn về câu chuyện Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn tại tọa đàm "Làm gì khi giá xăng dầu tăng kỷ lục?" do báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt tổ chức vào sáng nay (ngày 14/3), TS Vũ Đình Ánh – Chuyên gia kinh tế cho rằng, vấn đề này cần phải được "nhìn thẳng, nói thật" từ gốc của vấn đề.

Giá xăng tăng kỷ lục chưa từng thấy: Chuyên gia nói điều “kinh ngạc” về Lọc hóa dầu Nghi Sơn   - Ảnh 1.

TS Vũ Đình Ánh – Chuyên gia kinh tế. (Ảnh: QH)

Thứ nhất, về nguồn dầu thô dùng cho Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Theo ông Ánh, Việt Nam xuất khẩu dầu thô nhưng Nghi Sơn lại đi nhập khẩu. Điều này khiến cho vị chuyên gia này "kinh ngạc".

"Điều khiến tôi kinh ngạc nhất là toàn bộ dầu thô ở Việt Nam không dùng được cho Nhà máy Nghi Sơn mà phải dùng dầu thô nhập khẩu từ Trung Đông. Nhà máy lọc dầu Dung Quất ít nhất còn sử dụng được dầu thô, dầu bạch hổ của Việt Nam", ông Ánh bày tỏ.

Hai là về giá bán. Vị chuyên gia này cho biết, Việt Nam xây dựng Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn nhằm chủ động nguồn cung xăng dầu trong nước, người dân có thể được dùng xăng dầu giá rẻ. Tuy nhiên, trên thực tế, giá bán lại theo giá thế giới, thả nổi theo giá quốc tế. Như vậy, chúng ta lọc dầu trong nước để làm gì?, TS Ánh đặt vấn đề.

Ba là, Nhà máy Nghi Sơn cung cấp đến 35% thị phần thị trường xăng dầu trong nước, nhưng như đề cập ở trên nguồn dầu thô phải nhập khẩu, giá cả thả nổi theo giá quốc tế và việc nhà máy cắt giảm công suất, thậm chí có thể dừng sản xuất, đây không phải lần đầu.

"Những lần trước thì Nhà máy đưa ra lý do là kỹ thuật phải bảo dưỡng, bảo trì, nhưng lần này nghiêm trọng hơn ở chỗ, nhà máy tuyên bố bị lỗ. Vậy lỗ bao nhiêu thì chưa ai thấy nói. Vấn đề này các cơ quan chức năng cũng phải làm rõ", TS.Vũ Đình Ánh cho hay.

"Bây giờ Chính phủ phải cùng với Nghi Sơn giải quyết vấn đề tài chính thì nhà máy mới có điều kiện sản xuất tiếp. Đây là hệ quả của việc chúng ta ưu ái quá".

TS Nguyễn Tiến Thỏa - Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam

Cũng theo ông Ánh, nhiều người ngại không muốn nhắc đến câu chuyện Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, bởi cho rằng đó là vấn đề nhạy cảm. Nhưng câu chuyện này đã xảy ra ở những năm 2008 - 2009, thời gian đủ dài để chúng ta giải mã các cam kết. Để sửa!

Tôi còn biết, PVN tham gia vào một trong những nhiệm vụ là giữ lại một phần khoản thu từ xuất khẩu dầu thô để bù lỗ cho Nhà máy Nghi Sơn. Tức là không phải hiện giờ Nhà máy mới lỗ mà lỗ đã được dự tính trước. Thậm chí đã bố trí nguồn để giữ. Tại sao lại làm như vậy? Đến thời điểm này phải làm rõ câu chuyện này với Bộ Công thương.

Những vấn đề "phi" thị trường của Nghi Sơn?

Bàn tiếp về câu chuyện ở nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam cho rằng, ở khía cạnh dư luận vẫn ý kiến "những lúc khó khăn ông Nghi Sơn cứ làm mình, làm mẩy", tuy nhiên, ý kiến này chỉ đúng ở khía cạnh câu chuyện góc nhìn – đời thường.

Nhìn về "cái gốc" vấn đề tại Lọc hóa dầu Nghi Sơn, ông Thỏa cho biết, tại thời điểm xây dựng Nhà máy Lọc hóa Dầu Nghi Sơn, Việt Nam muốn phát triển công nghiệp lọc hóa dầu. Từ mong muốn ấy, mới đặt ra mục tiêu lọc hóa dầu để làm gì? Để chúng ta chủ động được nguồn cung trong nước – đây chính là mong muốn lớn nhất. Tiếp theo là người dân Việt Nam có giá xăng dầu rẻ.

Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại, những mong muốn này vẫn chưa đạt được kết quả. Nguyên nhân chính đến từ cam kết của chúng ta khi triển khai dự án.

Thứ nhất, là cam kết cho bán theo giá thế giới.

"Sản xuất trong nước để tăng cường nguồn cung và hạ giá thành sản phẩm xuống, nhưng lại bán theo giá thế giới thì quá bất cập", ông Thỏa nhấn mạnh.

Giá xăng tăng kỷ lục chưa từng thấy: Chuyên gia nói điều “kinh ngạc” về Lọc hóa dầu Nghi Sơn   - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Tiến Thỏa - Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam. (Ảnh: QH)

Đối với vấn đề tại sao có 75% nguồn trong nước, 25% nhập khẩu, tại sao không hòa đồng giá giữa trong nước và thế giới để có mức giá ổn định hơn?

Theo TS Nguyễn Tiến Thỏa, điều này chỉ phù hợp với một số nước có nguồn dầu thô lớn, ví dụ như các nước khu vực châu Á. Những quốc gia này sẽ lấy thu nhập từ dầu thô bù bớt cho xăng dầu thành phẩm khi có các trường hợp đột biến.

Riêng Việt Nam, vì thành phẩm chế biến tại Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn và Dung Quất đều đang được bán theo giá thế giới. Hiện nay đã có công thức tính giá cơ sở đã có sự hòa đồng giữa giá trong nước và thế giới. Tuy nhiên, giá bán của Nghi Sơn được bán theo giá thế giới cộng thêm thuế nhập khẩu 7%. "Như vậy, thì không thể có giá trong nước rẻ được. Cơ bản hoàn toàn theo giá thế giới, có chênh lệch cũng chỉ một chút xíu", ông Thỏa cho hay.

Thứ hai, về cơ chế thị trường, đáng lẽ phải cho phép doanh nghiệp được chọn nơi mua – bán theo nhu cầu. Thế nhưng, ở đây lại ra yêu cầu được bao tiêu hết sản phẩm, dẫn đến tình trạng độc quyền, sản xuất ra đã có chỗ tiêu thụ rồi nên không có áp lực cạnh tranh.

Trường hợp xấu nhất, nhà máy dừng lại, đứt nguồn cung sẽ dẫn đến khủng hoảng thiếu là đương nhiên – theo Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam.

Liên quan đến vấn đề này, bàn tiếp vấn đề vì sao nhà máy lọc dầu Nghi Sơn lại Lỗ. ông Thoả cho rằng nguyên nhân chính đến từ khó khăn về tài chính, không có tiền để mua dầu thô, thiếu nguyên liệu sản xuất nên nhà maý phải dừng.

"Bây giờ Chính phủ phải cùng với Nghi Sơn giải quyết vấn đề tài chính thì nhà máy mới có điều kiện sản xuất tiếp. Đây là hệ quả của việc chúng ta ưu ái quá", ông Thoả nên vấn đề.

Phía sau vấn đề đang tồn tại xung quanh Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn còn nhiều điều cần phải bàn. Về cơ bản, nguyên nhân cũng không hoàn toàn tại doanh nghiệp mà do cam kết, trong đó có cam kết về tài chính về ưu đãi.

TS. Lê Xuân Nghĩa – Chuyên gia kinh tế

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem