Hệ thống tên lửa THAAD chính thức được lắp đặt ở Hàn Quốc.
Mỹ và Hàn Quốc sáng ngày 8.7 đã đồng ý thỏa thuận lắp đặt Hệ thống Phòng thủ Khu vực Tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Seoul. Mục tiêu của hệ thống THAAD nhằm đối phó với hiểm họa tên lửa và hạt nhân từ Triều Tiên. Tuy nhiên động thái này khiến Trung Quốc lên tiếng phản đối dữ dội.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc và Bộ Quốc phòng Mỹ đã thực hiện “tham vấn chính thức liên quan tới độ khả dụng của việc xây dựng hệ thống THAAD tại Hàn Quốc từ đầu tháng 2”.
Thông báo chung cho biết Hàn Quốc và Mỹ đã quyết định chính thức xây dựng hệ thống THAAD nhằm đảm bảo an toàn cho người dân Hàn Quốc, bảo vệ các lực lượng quân đội đồng minh khỏi tên lửa đạn đạo và vũ khí hủy diệt hàng loạt của Triều Tiên.
Hai bên khẳng định hệ thống THAAD chỉ nhằm vào tên lửa hạt nhân và tên lửa tầm xa của Triều Tiên, không hướng tới bất kì quốc gia nào khác.
Hàn Quốc đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD “càng sớm càng tốt”. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nói rằng hai bên hy vọng hệ thống sẽ hoạt động từ năm 2017, hãng tin Yonhap thông tin.
Mọi mục tiêu ở độ cao 25km đều có thể bị THAAD bắn hạ.
Seoul, chính quyền có mối quan hệ thương mại bên chặt với Trung Quốc, từ chối không đưa ra bất kì bình luận chi tiết nào về hệ thống THAAD. Hệ thống Phòng thủ Khu vực Tầm cao giai đoạn cuối có thể bắn hạ các tên lửa tầm ngắn, trung.
Bắc Kinh khi biết tin về hệ thống THAAD được lắp đặt đã yêu cầu Seoul và Washington cân nhắc lại kế hoạch này. Sự triển khai hệ thống THAAD “không giúp phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, không mang lại hòa bình và duy trì ổn định khu vực”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói. Bắc Kinh nói rằng cách duy nhất giải quyết vấn đề hiện nay là đối thoại và đàm phán.
Trung Quốc cho rằng hệ thống THAAD ảnh hưởng nghiêm trọng an ninh nước này. Bắc Kinh nói hệ thống đánh chặn tên lửa này có thể theo dõi các vụ phóng tên lửa ở vùng xa xôi như Tây An, Trung Quốc.
Trước đó, Nga cũng bày tỏ quan ngại về việc triển khai hệ thống THAAD. Moscow tuyên bố hồi tháng 4 rằng an ninh khu vực sẽ bị phá vỡ khi hệ thống này được vận hành.
Trung Quốc rất lo ngại hệ thống THAAD sẽ khiến khả năng phòng vệ của nước này suy giảm.
Mỗi khẩu đội THAAD gồm 4 xe phóng mang tên lửa (8 ống phóng/xe), radar tìm kiếm mục tiêu và điều khiển hỏa lực AN/TPY-2; 1 xe trung tâm điều khiển di động; 2 trung tâm hoạt động chiến thuật TOC. Đặc biệt, AN/TPY-2 là một radar mạng pha hoạt động ở băng tần X, có khả năng phát hiện các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung ở cự ly 1.000 km. Tên lửa có khả năng đánh chặn mục tiêu ở cự ly từ 150-200 km, tầm cao 25 km, độ chính xác gần như tuyệt đối.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.