Hệ thống tên lửa THAAD “bách phát bách trúng” của Mỹ

Quang Minh – Tổng hợp Thứ tư, ngày 17/02/2016 19:39 PM (GMT+7)
Mỹ đang cân nhắc điều động hệ thống phòng thủ cực kì tối tân THAAD tới Hàn Quốc trong bối cảnh căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên leo thang. Hệ thống THAAD được coi là ưu việt nhất hiện nay trong việc ngăn ngừa và tiêu diệt những tên lửa tầm xa của đối thủ, với tỉ lệ chính xác gần như tuyệt đối.
Bình luận 0

Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) là một hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo được Mỹ nghiên cứu, thiết kế và chế tạo nhằm tiêu diệt các tên lửa đạn đạo tầm ngắn, trung và xa bằng cơ chế đánh chặn trực tiếp.

Tên lửa từ hệ thống THAAD bắn ra sẽ không mang theo đầu đạn nhưng dựa vào động lực học để phá hủy tên lửa đối phương. Năng lượng động lực như vậy giúp hạn chế khả năng phát nổ đầu đạn tên lửa đạn đạo thông thường.

Đầu đạn hạt nhân không phát nổ khi va chạm với tên lửa từ hệ thống THAAD nhưng đầu đạn chứa hóa chất hoặc vũ khí sinh học có thể khiến môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng.

img

Hệ thống THAAD có tỉ lệ bắn trúng gần như là 100%.

Hệ thống THAAD được thiết kế để bắn tên lửa Scud và những khí tài cùng loại. Scud là lớp các tên lửa đạn đạo chiến thuật được Xô Viết triển khai trong thời kỳ Chiến tranh lạnh và xuất khẩu rộng rãi tới nhiều nước khác trên thế giới. Tầm bắn tên lửa Scud từ 1.300 đến 1.500km.

Mỗi khẩu đội THAAD gồm 4 xe phóng mang tên lửa (8 ống phóng/xe), radar tìm kiếm mục tiêu và điều khiển hỏa lực AN/TPY-2; 1 xe trung tâm điều khiển di động;  2 trung tâm hoạt động chiến thuật TOC. Đặc biệt, AN/TPY-2 là một radar mạng pha hoạt động ở băng tần X, có khả năng phát hiện các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung ở cự ly 1.000 km. Tên lửa có khả năng đánh chặn mục tiêu ở cự ly từ 150-200 km, tầm cao 25 km.

img

Radar AN/TPY-2

Tập đoàn quốc phòng Lockheed Martin là nhà thầu chính nghiên cứu, chế tạo hệ thống THAAD. Bên cạnh đó là hàng loạt công ty tên tuổi như Raytheon, Boeing, Aerojet, Rocketdyne làm nhà thầu phụ. Chi phí sản xuất một hệ thống THAAD lên tới 800 triệu USD.

THAAD là hệ thống được Cơ quan Phòng thủ Tên lửa, trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ kiểm soát. Hải quân Mỹ cũng có một hệ thống phòng thủ trên biển tương tự mang tên Lá chắn Tên lửa Đạn đạo Aegis. Dự tính ban đầu hệ thống THAAD được ra mắt năm 2012, tuy nhiên nó được triển khai sớm hơn vào tháng 5.2008.

Ý tưởng hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD được đưa ra năm 1987. Năm 1992, Quân đội Mỹ chọn công ty Lockheed Martin làm nhà thầu chính để phát triển hệ thống THAAD. Hệ thống được thử nghiệm lần đầu năm 1995 và 6 lần đánh chặn sau đó đều thất bại. Tới tháng 6.1999 thì hệ thống THAAD đánh chặn thành công tên lửa Hera.

UAE kí hợp đồng mua hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD vào tháng 12.2011. Tiếp đó năm 2013, Oman cũng tuyên bố đạt được thỏa thuận mua hệ thống phòng không tối tân này.

img

Hệ thống THAAD khai hỏa.

Năm 2013, Hàn Quốc từng ngỏ ý mua hệ thống THAAD tuy nhiên sau đó nước này đổi ý và quyết định tự phát triển thế hệ tên lửa tầm xa đánh chặn. Dù vậy, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc vẫn yêu cầu thông tin về hệ thống THAAD cũng như tên lửa Arrow 3 của Israel nhằm tạo nền tảng tự phát triển tên lửa. Nhiều lần Hàn Quốc tuyên bố hệ thống THAAD nếu đặt ở Hàn Quốc sẽ giảm bớt lo ngại về tên lửa đạn đạo và chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Trung Quốc phản đối kế hoạch này vì cho rằng hệ thống THAAD gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia và chỉ khiến quan hệ Trung-Hàn thêm căng thẳng.

img

Sau vụ thử tên lửa tầm xa ngày 7.2.2016, Mỹ tuyên bố sẽ đưa hệ thống THAAD tới bán đảo Triều Tiên. Trước đó, khẩu đội tên lửa Patriot đã được điều động tới Hàn Quốc nhằm tạo lá chắn phòng thủ trước Triều Tiên.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem