Con lịch ở Cà Mau là con gì mà một ông nông dân dùng tuyệt kỹ 50 năm bắt không trượt phát nào?
Con lịch ở Cà Mau là con gì mà một ông nông dân dùng tuyệt kỹ 50 năm bắt không trượt phát nào?
Hoàng Hạnh
Thứ ba, ngày 07/11/2023 06:01 AM (GMT+7)
Ông Ngô Minh Quyền (65 tuổi, ngụ xã An Xuyên, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) có hơn 50 năm mưu sinh bằng nghề săn bắt con lịch nuôi sống 7 người trong gia đình mình.
Clip ông Quyền, nông dân xã An Xuyên, TP Cà Mau, (tỉnh Cà Mau) bắt con lịch bằng cả tay và chân.
Ông Quyền cho biết, khi chưa được 10 tuổi, ông đã theo cha chú trong vùng đi học bắt lịch, và bản thân ông cũng không nghĩ rằng chính cái nghề này lại trở thành "nôi cơm" nuôi sống vợ con ông mấy chục năm qua.
"Tôi chỉ cần nhìn mặt nước hay nhìn bờ vuông tôm là biết nơi nào có lịch sinh sống và nơi nào không có chúng", ông Quyền cười tươi nói.
Dụng cụ hành nghề của ông lão này chỉ là chiếc can nhựa đã theo ông rong rủi khắp vùng sông nước Cà Mau. Cái hay của ông Quyền là dù mực nước có sâu cạn thế nào thì ông cũng bắt được lịch miễn là nơi đó có chúng trú ẩn.
Ông cho biết, khi lội xuống nước, những nơi cạn thì ông dùng tay để mò tìm hang lịch và chặn đầu hang để bắt.
Còn ở những vùng nước sâu, tay không thể với tới thì ông dùng chân để mò tìm hang, rồi sử dụng những ngón chân của mình để chặn đầu hang, và luồn theo các ngõ ngách của hang đến khi nào lịch bò ra khỏi miệng hang liền bị ông tóm gọn đem lên.
Mỗi ngày, ông Quyền có thể trầm mình dưới nước từ 3 đến 4 giờ để bắt lịch; quân bình thu hoạch được từ 3 đến 4kg lịch đem về thu nhập từ 300 đến 400 nghìn đồng.
Theo ông Quyền, với cách bắt lịch như ông thì lịch sẽ được sống lâu, bán có giá trị hơn gấp nhiều lần so với việc bắt chúng bằng cách cắm câu vì lịch dễ chết.
"Làm nghề nào cũng có quy tắc riêng, như nghề bắt lịch theo vuông tôm của tôi, bà con cho mình vào vuông bắt lịch thì mình tuyệt đối không được tham bất cứ thứ gì khác", ông Quyền nói và cho biết, vuông nào ông đã bắt thì tầm một năm sau mới có lịch trở lại.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.