Hiến kế phát triển sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Giang

Thế Đại Thứ ba, ngày 14/11/2023 21:00 PM (GMT+7)
Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) tỉnh Bắc Giang năm 2023 (Techfest Bắc Giang năm 2023) đã diễn ra hội thảo khoa học “Khởi nghiệp ĐMST gắn với phát triển các sản phẩm OCOP, nâng cao giá trị hàng hóa thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn tỉnh Bắc Giang”.
Bình luận 0

Hội thảo do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN (Bộ KH&CN) tổ chức.

Dự hội thảo có đại diện lãnh đạo một đơn vị của Bộ KH&CN; đại diện lãnh đạo Sở KH&CN các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng; một số chuyên gia, nhà đầu tư; các hiệp hội hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, TP, chủ thể sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Giang,…

Phát biểu khai mạc, đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Sở KH&CN Bắc Giang thông tin: Bắc Giang là một trong những tỉnh sớm ban hành kế hoạch về “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” (gọi tắt là Chương trình OCOP). Sau 5 năm triển khai, đến nay, Bắc Giang thuộc tốp đầu các tỉnh có nhiều sản phẩm OCOP, với 255 sản phẩm từ 3 sao trở lên. Tuy nhiên, số sản phẩm OCOP 4 sao ít (hiện có 31 sản phẩm) và chưa có sản phẩm 5 sao.

Hiến kế phát triển sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Giang - Ảnh 1.

Đồng chí Phạm Hồng Quất phát biểu tổng kết hội thảo.

Đồng chí đánh giá, việc xây dựng các sản phẩm OCOP của Bắc Giang còn hạn chế, chưa có sản phẩm chế biến sâu. Đây là vấn đề tồn tại nhưng cũng là dư địa để có thể khởi nghiệp ĐMST trong lĩnh vực này.

Sớm nhận thấy tầm quan trọng và xu thế sản xuất tất yếu trong giai đoạn hiện nay, tỉnh Bắc Giang đã thực hiện đề án “Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2025” và thu được kết quả bước đầu.

Dù vậy, sau 3 năm triển khai, số lượng các mô hình ít, quy mô nhỏ lẻ, chưa hướng đến sản xuất hàng hóa xuất khẩu; giá thành sản phẩm từ nông nghiệp hữu cơ cao, công lao động nhiều; việc tổ chức sản xuất để đáp ứng quy định nghiêm ngặt của tiêu chuẩn hữu cơ còn hạn chế.

Đồng chí mong muốn, qua hội thảo, các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp, các nhà đầu tư đóng góp ý kiến, hiến kế, đưa ra các giải pháp phát triển sản phẩm OCOP của tỉnh Bắc Giang và phát triển nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn.

Tại đây, các đại biểu tập trung đánh giá những thuận lợi, khó khăn, gợi mở, đưa ra giải pháp khởi nghiệp xây dựng sản phẩm OCOP và xây dựng các mô hình nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn; kinh nghiệm ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp trong sản xuất nông nghiệp; vai trò của truyền thông, quảng bá để thúc đẩy hệ sinh thái ĐMST theo lĩnh vực; đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ giải pháp thúc đẩy khởi nghiệp ĐMST.

Phát biểu tổng kết hội thảo, đồng chí Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN trân trọng cảm ơn các đại biểu đã chia sẻ, đóng góp những kinh nghiệm quý, tâm huyết, giải pháp hiệu quả trong phát triển sản phẩm OCOP và phát triển nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn  trên địa bàn tỉnh.

Đồng chí nhấn mạnh, việc các doanh nghiệp quan tâm phát triển các sản phẩm OCOP gắn với nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn là một hướng đi đúng đắn, bắt kịp xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Đồng thời cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm an toàn phục vụ dân sinh, góp phần rất lớn trong công tác bảo vệ môi trường sinh thái, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem