Tại sao ngô miền núi phía Bắc năng suất còn thấp
Miền núi phía Bắc (MNPB) có 14 tỉnh, ngô là cây rất phù hợp với tập quán gieo trồng của đồng bào các dân tộc, trồng ngô là nguồn sinh kế chủ yếu của bà con, vì vậy MNPB là trọng điểm sản xuất ngô hàng hóa, tại đây diện tích ngô hằng năm 466,8 ngàn ha (chiếm 41,7% diện tích ngô cả nước), tuy áp dụng đại trà các giống ngô lai tiềm năng năng suất 8 – 11 tấn/ha, nhưng năng suất mới chỉ đạt 36,3 tạ/ha (bằng 84,4% năng suất ngô cả nước (năm 2012), nguyên nhân chủ yếu do canh tác độc canh 1 cây ngô, bón phân không khoa học. Tại các vùng trồng ngô, bà con miền núi hiện thường gieo trồng 2 vụ ngô liên tiếp ngô xuân hè + ngô hè thu, tại vùng thấp ven sông suối trên đất màu trồng liên tiếp 3 vụ ngô xuân + ngô hè thu + ngô thu đông, trên đất lúa thường áp dụng công thức 2 lúa + 1 ngô đông, phân bón chủ yếu quan tâm là đạm urê + lân super, đây là các công thức gieo trồng rất không khoa học, trên cùng đồng đất trồng liên tiếp cùng cây hòa thảo dẫn tới làm suy kiệt, mất cân bằng nguồn dinh dưỡng cho cây ngô, kết hợp với nạn xói mòn, trôi rửa dinh dưỡng, cây ngô thường yếu cây, phát sinh nhiều bệnh như khô vằn, đốm sọc, chân chì, sâu hại như rệp muội đen, sâu đục bắp… phá hoại, làm cây ngô sinh trưởng thiếu cân đối, yếu cây, dễ đổ ngã, năng suất ngô càng giảm.
Nhu cầu dinh dưỡng của cây ngô
Để tạo ra 1 tấn sản phẩm (Theo Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 2004), cây ngô lai cần bón một lượng dinh dưỡng trung bình: 15.6kg N; 2,9kg P; 3,8kg K; 0,4kg K; 0,9kg Mg và 1,3kg S và nhiều các yếu tố dinh dưỡng trung vi lượng khác để có được ruộng ngô đạt năng suất 4,5 tấn/ha. Muốn có năng suất cao ở cây ngô lai, bà con cần tìm ra các nguồn phân có đầy đủ dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu sinh lý của cây. Bón phân cân đối, bón đúng thời điểm là bí quyết nâng cao năng suất cây ngô.
Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển phù hợp cây ngô
Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển là phân bón đa chất. Ngoài chất đạm (N), chất lân (P2O5); chất Kali (K2O), còn có các chất dinh dưỡng trung lượng như manhê, canxi (vôi), silic, các chất vi lượng như lưu huỳnh, kẽm, bo, sắt, coban, đồng... rất cần thiết cho cây trồng, đặc biệt là cây ngô. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu nông học của các viện, Trường Đại học Nông nghiệp, các trung tâm khuyến nông trong nước, Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển đã sản xuất trên 60 loại sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK chuyên dùng cho từng loại cây, trên từng loại đất. Chúng tôi xin giới thiệu cách sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cho cây ngô.
- NPK Văn Điển 4.9.5 chuyên bón lót - loại vê viên (N=4%; P2O5=9%; K2O=5%; S=2%; MgO=7%; CaO=12%; SiO2=12% và các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co..) nếu không có NPK 4.9.5 có thể dùng phân NPK Văn Điển 5.10.3 bón lót - loại vê viên ((N=5%; P2O5=10%; K2O=3%; S=2%; MgO=9%; CaO=15%; SiO2=14% và các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co...) để thay thế.
- NPK Văn Điển 14.8.7 chuyên bón thúc –loại trộn 3 hạt (N=14%; P2O5=8%; K2O=7%; S=2%; MgO=6%; CaO=12%; SiO2=9% và các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co…), là loại phân đậm đặc rất giàu các chất dinh dưỡng, 1 kg phân loại này có tác dụng bằng 2 – 3 kg phân NPK thông thường, thuận lợi cho bà con vận chuyển tới nương rẫy vùng sâu vùng xa.
Lưu ý: Khi bón thúc, phải bón phân xa gốc từ 10-15 cm, tuyệt đối không bón phân gần gốc, sẽ làm cây bị xót, chuyển chân chì, huyết dụ và bị “thắt” cây.
- Phòng chống bệnh chân chì, huyêt dụ cho cây ngô: Dùng nước giải (hoặc nước phân chuồng) pha loãng ngâm với 2-3 kg lân Super Lâm Thao để tưới cho cây ngô:
+ Đối với ngô tra hạt: Tưới khi cây ngô được 2 lá;
+ Đối với ngô đặt bầu: Tưới sau khi đặt bầu từ 2-3 ngày.
Cây ngô được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển; cây khỏe, bộ lá xanh sáng, bóng, cây ngô chống đổ ngã tốt, giảm thiểu sâu bệnh gây hại, cho năng suất cao, chất lượng nông sản tốt.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.