Vài tuần qua, có tổng cộng 17 trang báo lớn của Mỹ đồng loạt xuất bản các câu chuyện trích ra từ hàng nghìn trang tài liệu nội bộ mà cựu quản lý Frances Haugen cung cấp. Và tài liệu này được gọi chung là Hồ sơ Facebook. Giới chuyên gia quốc tế nhận định, rõ ràng đây là cơn khủng hoảng truyền thông, cơn ác mộng PR nghiêm trọng nhất trong suốt 17 năm qua của Facebook.
Có thể thấy, Facebook đang bị chấn động bởi một vụ rò rỉ tài liệu liên tục từ người tố giác Frances Haugen, bắt đầu từ trang The Wall Street Journal đưa tin, nhưng sau đó lan rộng đến các quan chức chính phủ và các cơ quan quản lý cũng quan tâm đến vấn đề này.
Người tố cáo Facebook Frances Haugen đã rời bỏ công việc của mình tại công ty vào đầu năm nay với hàng nghìn trang tài liệu đề cập đến nhiều tác hại xã hội. Thực tế, Haugen không phải đột nhập rồi lục tung tủ hồ sơ công ty, mà do trong thời gian còn làm việc lúc giãn cách xã hội, cô ấy đã truy cập các tài liệu từ mạng xã hội nội bộ của công ty, sau đó chụp ảnh chúng bằng điện thoại qua nền tảng Workplace- nó gần giống với phiên bản công khai của Facebook.
Các bài đăng nội bộ trên Facebook thường chứa thông tin bí mật có trong nền tảng này. Các nhân viên Facebook có thể bình luận về các tài liệu nội bộ này. Nhưng thay vì tải xuống các tài liệu vốn có nhiều khả năng sẽ làm dấy lên nghi ngờ, cô ấy chọn chụp ảnh bằng điện thoại của mình. Thay vì chỉ nghỉ việc, cô quyết định thu thập tài liệu và phát hành chúng công khai, hy vọng rằng áp lực của dư luận sẽ buộc Facebook phải thay đổi.
Theo nhóm pháp lý của Haugen, hầu hết nếu không phải tất cả, các tài liệu mà Haugen lấy đều có sẵn cho một số lượng lớn nhân viên của Facebook. Haugen làm việc trong đội nhân viên liêm chính nên có quyền truy cập. Theo một cựu nhân viên của Facebook, công ty gần đây đã bắt đầu hạn chế quyền truy cập tài liệu nội bộ cho các nhân viên của mình. Giờ đây, những tài liệu đó đang được công khai nhiều hơn, cho chúng ta cái nhìn bao quát nhất về sự hỗn loạn và lộn xộn bên trong mạng xã hội mạnh nhất thế giới Facebook- điều mà ít ai ngờ tới.
Các tài liệu bắt nguồn từ những tiết lộ được gửi cho Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ SEC và được Haugen cung cấp cho Quốc hội Mỹ ở dạng biên tập lại. Trang The Verge và một nhóm các tổ chức tin tức khác đã có được các phiên bản biên tập lại của các tài liệu này, được gọi chung là Hồ sơ Facebook. Đây không phải là danh sách toàn diện về mọi thứ trong tài liệu và bạn hoàn toàn có thể mong đợi nhiều nội dung hơn nữa sẽ xuất hiện trong thời gian tới. Trước nhất, hãy xem nó như một bản tóm tắt một số tệp có được cho đến nay, hy vọng rằng nó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ sự tại Facebook.
Facebook đã mất cảnh giác trước thông tin sai lệch về vắc xin trong các bình luận
Facebook đã nhận rất nhiều lời chỉ trích vì việc xử lý thông tin sai lệch COVID-19, bao gồm cả từ Tổng thống Mỹ Biden, người đã cáo buộc nền tảng này "giết người" bằng cách để cho các tổ chức và thông tin chống vắc xin hoạt động lan truyền không kiểm soát. Một tài liệu tháng 3 năm 2021 cho thấy một nhân viên đã lên tiếng cảnh báo về việc nền tảng chưa được chuẩn bị như thế nào. Bản ghi nhớ viết: "Sự lưỡng lự về việc tiêm vắc xin tràn lan trong các bình luận khắp nền tảng. Facebook cần có các hướng dẫn Chính sách đặc biệt nhằm xử lý thông tin do dự về vắc xin trong các bình luận".
Một nhân viên khác nói trong một bình luận nội bộ: "Bình luận là một phần đáng kể của thông tin sai lệch trên Facebook," và gần như là một điểm mù hoàn toàn đối với chúng tôi về mặt thực thi và tính minh bạch ở hiện tại".
Tài liệu cũng làm rõ rằng, Facebook đã có một dự án "bảo vệ nội dung COVID-19" dành riêng xử lý nội dung do dự vắc-xin. Nhóm nghiên cứu đó cũng đã tạo ra các hệ thống gắn cờ tự động đáng kể cho các thông tin sai lệch, nhưng theo các tệp rỏ rỉ, chúng chỉ đơn giản là được sử dụng để giảm thứ hạng các bình luận chống vắc-xin lên hàng đầu chứ không loại bỏ được. Facebook cũng không có kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng kiểm duyệt như hệ thống ghi nhãn cảnh báo, hướng dẫn và phân loại để xác định các tuyên bố chống vắc xin trong các bình luận.
Một tài liệu khác được công bố ngay sau tháng 4 năm 2021 cho thấy, công ty vẫn phải đối mặt với thông tin sai lệch về vắc xin. Với sự gia tăng lớn về số ca tử vong do COVID trong cộng đồng người hoài nghi về vắc-xin trong ba tháng qua, thật dễ dàng nhận thấy những thay đổi gần đây mà Facebook làm được là quá ít, và đã quá muộn.
Facebook đã sử dụng phong trào chống vắc-xin của Đức như một trường hợp thử nghiệm để kiểm duyệt tích cực hơn
Một tài liệu khác trình bày chi tiết về cái gọi là cuộc "Thử nghiệm Querdenken" của Facebook, trong đó những người điều hành của công ty đã thử nghiệm một cách tiếp cận kiểm duyệt tích cực hơn đối với một phong trào âm mưu của Đức. Nhóm Kiểm soát Nội dung nguy hiểm của Facebook đã phát triển một cách phân loại quy tụ mới gọi là "cộng đồng chủ đề nội dung có hại" - và Querdenken đang phát triển được chọn làm thử nghiệm về cách phân loại nội dung sẽ hoạt động trong thực tế.
Như một nhân viên Facebook viết trong tài liệu: "Đây có thể là một nghiên cứu điển hình tốt để thông báo về cách chúng tôi giải quyết những vấn đề này trong tương lai".
Được biết, Querdenken đã trở thành một trong những nhóm chống vắc xin và chống tiêm chủng hàng đầu ở Đức, với những điểm tương đồng với các nhóm cực đoan hơn như QAnon. Như đề xuất của Facebook, phong trào Querdenken này chưa có hoạt động đủ cực đoan để phải cấm phong trào này ra khỏi nền tảng.
Các tài liệu đưa ra một số chi tiết về cách thức cuộc thử nghiệm tiến hành, mặc dù rõ ràng một số phiên bản của kế hoạch Querdenken đã được thực hiện. (Một báo cáo sau đó cho biết "đã kết quả từ một số bước thử nghiệm ban đầu có vẻ hứa hẹn"). Và đánh giá theo các tuyên bố công khai của công ty, dự án đã dẫn đến một sự thay đổi có ý nghĩa đối với chính sách kiểm duyệt: Vào tháng 9, Facebook đã công bố một chính sách mới về "tác hại xã hội phối hợp ", đặc biệt trích dẫn chiến lược Querdenken như một ví dụ về cách tiếp cận mới đang hoạt động.
Bất lực từ việc ngăn chặn cuộc bạo loạn ngày 6 tháng 1 của Facebook được hình thành từ các trục trặc và sự chậm trễ
Facebook đã thảo luận về việc phát triển các biện pháp chống cực đoan để hạn chế thông tin sai lệch, lời kêu gọi bạo lực kích động thù địch và các tài liệu, nội dung khác có thể làm gián đoạn cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Nhưng khi cựu Tổng thống Donald Trump và những người ủng hộ ông cố gắng ngăn người kế nhiệm Joe Biden được tuyên bố là tổng thống vào ngày 6 tháng 1 năm 2021, các nhân viên của Facebook đã phàn nàn rằng, các biện pháp này đã được thực hiện quá muộn hoặc bị cản trở bởi các trục trặc kỹ thuật và quan liêu.
Các báo cáo tại Politico và The New York Times phác thảo cuộc đấu tranh của Facebook trong việc xử lý những người dùng ủy quyền bầu cử. Trong nội bộ, các nhà phê bình cho biết Facebook không có một kế hoạch đầy đủ để chặn kịp thời "những câu chuyện mang nội dung vi phạm có hại, không phân định được ranh giới giữa thông tin sai lệch và nội dung mà Facebook muốn bảo tồn dưới dạng tự do ngôn luận".
Tại sao lượt thích không bao giờ bị ẩn trên Facebook và Instagram?
Một kế hoạch công khai từ đầu năm ngoái để ẩn số lượt thích trên Instagram hay Facebook chưa bao giờ xảy ra, vì thử nghiệm này làm thay đổi ảnh hưởng đến doanh thu quảng cáo và dẫn đến việc mọi người sử dụng ứng dụng ít hơn qua các cuộc thử nghiệm âm thầm về trải nghiệm này. Sau đó, mọi thứ gần như đã bị chết lặng sau khi ban lãnh đạo nói với Zuckerberg rằng, nút Like, lượt thích không phải là rào cản hàng đầu của công ty nên có thể không cần loại bỏ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.