Cách đây ít hôm, những người thân và hàng xóm của ông Nguyễn Văn Lực ở xã Cư Yên (huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) đã bất lực nhìn ông Lực bị bệnh dại hành hạ đến tử vong. Cái chết đầy đau đớnn và thương tâm của ông khiến nhiều người chứng kiến bị ám ảnh. Nó quá đau đớn và khủng khiếp.
Ông Lực vốn là người khỏe mạnh, bản thân ông cũng không ngờ rằng mình mất mạng vì sự chủ quan. Đầu năm 2018, ông ra mở cửa nhà thấy một con chó lạ đến. Ông đã đuổi con chó đi, không may ông đã bị nó cắn vào tay. Do vết cắn sơ sơ, nên ông Lực cũng không để ý và cũng không đi tiêm phòng.
Bệnh dại thường bùng phát trong những ngày đầu hè.
Đến đầu tháng 4, tức là sau gần 4 tháng bị con cho lạ kia cắn, ông Lực bỗng có các triệu chứng của bệnh dại như: Sốt cao, co giật, sợ ánh sáng, miệng sủi bọt.... Gia đình ông mới vội vàng đưa ông Lực đi việc khám. Tuy nhiên, khi bệnh dại đã phát, rất khó để các bác sĩ có thể chữa trị được khỏi. Ông Lực ra đi trong sự đau đớn tột cùng.
Cách không xa nhà ông Lực, một cháu học sinh ở xã Hợp Thịnh cũng bị tử vong do bị chó dại cắn.
Khi bị chó cắn, cách tốt nhất là đến cơ sở y tế để tiêm phòng vaccin phòng chống bệnh dại.
Theo số liệu của Trung tâm Y tế dự phòng (YTDP) tỉnh Hòa Bình, trong quý I năm 2018, toàn tỉnh có 467 người bị chó, mèo nghi mắc bệnh dại cắn đến Trung tâm YTDP tỉnh và trung tâm y tế các huyện, thành phố tiêm vắc xin phòng bệnh. Tình trạng này tập trung nhiều tại các huyện: Kỳ Sơn, Đà Bắc, Kim Bôi, Cao Phong và TP Hòa Bình.
Trong đó, 467 người bị chó cắn; 15 người bị cắn vào vùng đầu, mặt, cổ; 69 người bị cắn vào tay, 347 người bị cắn vào chân. Về mức độ vết thương, 32 người ở mức độ I (không bị tổn thương), 393 người ở mức độ II (tổn thương trên da, niêm mạc), 42 người ở mức độ III (tổn thương nguy hiểm).
Về tình trạng chó sau khi cắn, 349 con bình thường, 85 con ốm, 29 con chạy rông và mất tích, 4 con lên cơn dại. Tính trong 4 tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh có 2 người tử vong vì bệnh dại sau khi bị chó cắn. |
Mùa hè, thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi dễ phát sinh bệnh dại. Đặc biệt là từ tháng 5 đến tháng 9, bệnh dại phát triển mạnh nhất. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hòa Bình cũng khuyến cáo, người nào không may bị chó, mèo cắn phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để tiêm phòng. Đây là cách phòng chống bệnh dại tốt nhất.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.