Hòa bình lập lại trên biên giới Ấn Độ, nhưng tại sao Tập Cận Bình lại đặt tay vào việc này?
Hòa bình lập lại trên biên giới Ấn Độ, nhưng tại sao ông Tập Cận Bình lại đặt tay vào việc này?
Theo Sputnik
Thứ sáu, ngày 05/03/2021 10:22 AM (GMT+7)
Các bên tham chiến trên khu vực biên giới của Ấn Độ với Pakistan và Trung Quốc đã đồng thuận chấm dứt hành động thù địch và tuyên bố đình chiến, nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết trong bài báo của mình.
Đình chiến chưa phải là hòa bình, nhưng dù sao vẫn là niềm vui trong tâm hồn.
Cách đây vài ngày, quân đội Ấn Độ và Pakistan đã đạt được thỏa thuận chấm dứt các hành động thù địch trên đường ranh giới dưới quyền kiểm soát ở Kashmir. Đúng hai năm đã trôi qua kể từ thời kỳ leo thang thù địch mới xảy ra trong khu vực phân giới, được xác lập với sự tham gia của Liên hợp quốc vào năm 1949. Hai năm trước, cuộc chiến thậm chí đã bao trùm không phận Kashmir và dẫn đến tổn thất hàng không của hai quốc gia. Kể từ đó, mức độ đối đầu có giảm nhẹ, nhưng các cuộc đụng độ dẫn đến thương vong về người vẫn chưa dừng lại: từ đầu năm đến nay, đã có 253 vụ đụng độ vũ trang,8 người bị thương.
Xung đột Kashmir có lịch sử lâu đời. Vào năm 1947, trên đống tro tàn đổ nát của thuộc địa Anh ở Ấn Độ khi Liên minh Ấn Độ và Cộng hòa Hồi giáo Pakistan được thành lập, Kashmir, nơi phần lớn dân số là người Hồi giáo, theo ý muốn của nhà cầm quyền công quốc này chính thức xin gia nhập Ấn Độ. Điều đó khiến người Hồi giáo của quốc gia láng giềng không hài lòng, họ muốn đoàn kết dưới một mái nhà cho tất cả những người theo đạo Hồi từ tiểu lục địa Ấn Độ. Kể từ đó, tranh chấp Kashmir vẫn tiếp tục. Ấn Độ và Pakistan đã cố gắng tháo gỡ nút thắt Kashmir trong suốt 4 cuộc chiến, nhưng không mang lại kết quả.
Khó có thể nói một cách chắc chắn: liệu thỏa thuận ngừng bắn hiện tại có chuyển thành hòa bình hay không. Thủ tướng Pakistan Khan cho rằng: "Trách nhiệm tạo môi trường thuận lợi để đạt sự tiến chuyển trong tương lai thuộc về Ấn Độ ... Ấn Độ phải thực hiện các bước cần thiết để đáp ứng đòi hỏi lâu dài và quyền tự quyết của người dân Kashmir". Nếu đây là lập trường chính thức của Islamabad, thì các cuộc đụng độ vũ trang mới sẽ không phải chờ lâu. Mặc dù nhà lãnh đạo Pakistan phần lớn đã đúng: đa số người Kashmir không muốn sống ở Ấn Độ, vì người Hồi giáo ở đất nước này ngày nay là nhóm dân thuộc tầng lớp thứ hai, còn Kashmir là vùng lãnh thổ nghèo nhất ở Ấn Độ. Điều này có thể chịu đựng được bao lâu?! Và những người Kashmir bất mãn đã tìm đến sự trợ giúp của chiến binh từ các nhóm Hồi giáo, trong đó có rất nhiều ở Pakistan. Nhưng cuối cùng, “một nền hòa bình tồi tệ còn tốt hơn sự tranh chấp tốt”, như Lenin từng thích nói câu này. Và thỏa thuận đình chiến giữa Ấn Độ và Pakistan là điều đáng hoan nghênh.
Trước đó một chút, vào ngày 11/2, các nhà ngoại giao Ấn Độ và Trung Quốc đã đồng ý chấm dứt các hành động thù địch. Họ bận tâm đến các cuộc đụng độ giữa quân đội của hai nước đã diễn ra từ tháng 5 năm ngoái trên cao nguyên Ladakh ở vùng núi Tây Tạng. Và mặc dù trong các cuộc đụng độ, quân đội của cả hai nước chỉ sử dụng gậy gộc và đá, nhưng theo số liệu không chính thức, Ấn Độ đã mất khoảng 20 công dân của mình, Trung Quốc - hơn 40 người. Và giờ đây, cả hai bên đều đã rút quân để giảm khả năng xảy ra đụng độ, người Ấn Độ và người Trung Quốc ở hai bờ đối diện của hồ Pangong trên núi. Và đây là một quyết định sáng suốt. Ngoài ra, đã thiết lập đường dây liên lạc trực tiếp giữa các Bộ Ngoại giao của hai nước, điều đó giúp giải quyết nhanh chóng các xung đột trên biên giới.
Theo thông tin không chính thức, hòa bình ngự trị không chỉ ở biên giới Ấn Độ và Trung Quốc, mà còn ở Ấn Độ và Pakistan nhờ giới lãnh đạo của Bắc Kinh. Chìa cành cọ hòa bình cho Ấn Độ, giới lãnh đạo Trung Quốc đang thực hiện một động thái quan trọng ngăn chặn trạng thái trôi nổi để quốc gia láng giềng không thể tiến về phía Mỹ. Hãy nhớ lại rằng năm ngoái tình hình trầm trọng ở biên giới Trung-Ấn đã thúc đẩy Delhi tham gia vào các hoạt động của Đối thoại An ninh bốn bên (QUAD), một cấu trúc quân sự-chính trị nhằm kiềm chế Trung Quốc. Bắc Kinh không muốn nhìn thấy nước láng giềng to lớn của mình là đồng minh của Washington trong cuộc chiến chống Trung Quốc. Và nếu đúng như vậy, thì những hành động ôn hòa của giới lãnh đạo Trung Quốc có thể được coi là một đóng góp to lớn vào việc củng cố hòa bình và ổn định trên lục địa châu Á.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.