Thời phong kiến ở Trung Quốc, Hoàng đế là sự tồn tại tối cao, nắm giữ quyền sinh sát. Tuy nhiên, Hoàng đế cũng không thể tránh khỏi quy luật sinh lão bệnh tử, họ cũng sẽ chết đi.
Vậy khi Hoàng đế băng hà, tân đế phải xử lý thế nào dàn hậu cung kia, để lập hậu cung mới cho mình?
1. Trở thành Hoàng Thái hậu
Được sắc phong thành Hoàng Thái hậu có lẽ là kết cục tốt đẹp nhất của phi tần hậu cung. Nếu vị phi tần nào sinh ra được người kế thừa ngôi vị cho tiên đế, nàng khả năng cao sẽ được tôn làm Hoàng Thái hậu, hưởng đủ loại vinh hoa, được tân đế kính trọng.
Hoàng thái hậu không nhất thiết phải là mẹ ruột của Hoàng đế đương nhiệm, mà chức vị trước đó của nàng có thể là Hoàng hậu, hoặc là vị phi tần được tiên đế sủng ái nhất, hoặc là người được Hoàng đế đương nhiệm trọng vọng.
2. Xuất cung về quê
Đối với những phi tần không thể trở thành Thái hậu, có một cách giải quyết rất nhân đạo khác, chính là để họ xuất cung trở về nhà. Đây cũng có thể là điều mà hầu như phi tần nào cũng mong muốn.
Trước kia vào cung trở thành phi tần của Hoàng đế, nay Hoàng đế băng hà, bản thân cũng không được chức vị cao, vậy thì thôi buông bỏ mọi thứ để trở về gia đình của mình. Phải biết rằng, người phụ nữ một khi đã bước vào cung cấm thì gần như không còn đường ra. Do đó, nếu được Hoàng đế đương nhiệm ban đặc ân cho về quê, thì hầu như ai cũng trân trọng và chớp lấy thời cơ.
3. Tiếp tục ở lại hậu cung
Hoàng đế băng hà, phi tần của ngài có thể được giữ lại hậu cung, không thuộc về tân đế hay bất kỳ người nào. Đây là sự tôn trọng của tân đế đối với "vật sở hữu" của tiên đế.
Trong trường hợp này, các phi tần của tiên đế sẽ có cuộc sống an nhàn, không huy hoàng, không được sủng ái, song cũng nhờ vậy mà yên ổn, tháng ngày êm ả trôi qua.
Trong chốn cung đình nguy nga, họ như đóa hoa bị lãng quên, sống âm thầm bên một góc hậu cung, tĩnh lặng tận hưởng nửa đời còn lại.
Cách giải quyết này tuy khá nhân đạo nhưng đối với những phi tần khát khao tình yêu và quyền lực mà nói, thì đó chính là một loại cầm tù.
4. Đi thủ lăng cho tiên đế
Sau khi Hoàng đế băng hà, phi tần của ngài có thể được phái đi canh giữ lăng mộ. Đương nhiên, trên đời, có lẽ không một ai muốn bản thân phải sống ở nơi yên nghỉ của người chết. Thế nhưng lệnh này thông thường được ban bởi tân đế, nếu không làm theo ắt phải chịu kết cục bi thảm.
Theo đó, họ bị ép rời khỏi cung đình quen thuộc, sống gần khuôn viên lăng mộ âm u lạnh lẽo, đồng hành cùng Hoàng đế đã qua đời.
Cuộc sống của họ trở nên đơn giản muôn phần, tách rời khỏi sự xa hoa, trải qua tháng ngày cô độc. Cách giải quyết này bị xem là cực kỳ tàn khốc, tước đoạt sự tự do và tương lai của nhiều người phụ nữ.
5. Trở thành phi tử của tân đế
Thông thường, tân đế có thể nạp các phi tần của tiên đế vào hậu cung của mình. Cách làm này gây ra sự tranh cãi về mặt luân lý, nhưng trong trò chơi quyền lực ở thời phong kiến, địa vị của người phụ nữ thấp kém vô cùng. Họ lại trở thành "món đồ" để bị sàng lọc, nếu được tân đế ưng ý thì tiếp tục làm phi tần trong hậu cung của ngài, còn lại thì tiếp nhận cách giải quyết khác.
6. Tuẫn táng
Một số phi tần phải chịu số phận bi thảm nhất, đó chính là trở thành vật bồi táng.
Theo đó, phi tần bị ép phải chết cùng Hoàng đế và được chôn cất cung một lăng tẩm, để đồng hành cùng ngài sang thế giới bên kia.
Trong suốt chiều dài lịch sử phong kiến ở Trung Quốc, có vô vàn người phụ nữ trở thành nạn nhân của chế độ tuẫn táng này, vùi mình dưới hầm mộ trong tức tưởi.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.