Theo Quyết định 1956, độ tuổi theo học là từ 16- 59 (nam) và 16- 54 (nữ). Như vậy, với trẻ em dưới 16 tuổi, các địa phương phải xét những hoàn cảnh đặc biệt để cho học nghề.
Theo Điều 120 của Luật Lao động, cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, học nghề trừ một số nghề và công việc do Bộ LĐTBXH quy định. Việc tổ chức lớp dạy nghề cho trẻ em lang thang, trẻ tàn tật thường theo những chương trình đặc thù, nghề được dạy thường là nghề thủ công truyền thống, phù hợp với việc vừa học, vừa làm của trẻ em dưới 15 tuổi và sẽ giúp các em không phải lang thang kiếm sống trong môi trường xa nhà, độc hại, nguy hiểm.
Chuyên gia Trần Văn Nịch
(Tổng cục Dạy nghề)
Ngoài dạy nghề theo Quyết định 1956/QĐ-TTg, trên địa bàn TP.HCM (và nhiều tỉnh, thành phố khác) còn có một số chính sách khác hỗ trợ nông dân đi học. Lao động sẽ được hưởng mức hỗ trợ nào? (Nguyễn Việt Cường, Củ Chi, TP.HCM)
Bản thân chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn của các tỉnh, thành cũng xây dựng trên tinh thần Quyết định 1956/QĐ- TTg. Nguyên tắc là nông dân được hưởng một chính sách hỗ trợ, và là chính sách cao nhất. Như TP.HCM có chính sách dạy nghề khác theo Quyết định 156 của thành phố cho dân có đất bị thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư. Theo quyết định này, nông dân học nghề được thành phố hỗ trợ thêm 3 triệu đồng/người. Mức này cao hơn Quyết định 1956/QĐ-TTg nên người học sẽ được hưởng mức theo Quyết định 156.
Sở LĐTBXH TP.HCM
Vui lòng nhập nội dung bình luận.