Chiến dịch truyền thông của Mỹ đã bắt đầu mang lại kết quả trái chiều với dự tính ban đầu của Washington, nhất là sau khi Quốc hội Anh phủ quyết, không cho phép chính quyền của ông David Cameron tham gia chiến dịch.
Các đồng minh của Mỹ ở NATO lần lượt từng quốc gia theo nhau tuyên bố từ chối tham gia vào cuộc chiến tranh chống quốc gia có chủ quyền mà thiếu nghị quyết phù hợp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Người dân Thổ Nhĩ Kỳ biểu tình phản đối chính sách của Mỹ đối với chính quyền Syria bên ngoài trụ sở Bộ Ngoại giao ở Ankara, ngày 29.8.
Một nhà ngoại giao châu Âu được yêu cầu giấu tên cho biết, điều này cũng phản ánh tương đồng với việc quốc hội Anh từ chối thông qua các kế hoạch do chính phủ của Thủ tướng Cameron đệ trình về cái gọi là sự can thiệp nhân đạo vào Syria.
Theo một số nguồn tin khác, trong số các quốc gia từ chối sự tham gia trực tiếp vào chiến dịch quân sự tiềm năng chống Syria có cả một trong những quốc gia hàng đầu NATO.
“Các quốc gia đã từ chối sự tham gia trực tiếp vào bất kỳ hình thức nào của hoạt động chiến đấu chống lại Syria mà thiếu sự phê chuẩn của Hội đồng bản an Liên hợp quốc không phải chỉ có một mình nước Anh, mà ít nhất là 10 quốc gia khác,” - Itar-Tass dẫn lời nguồn tin ngoại giao ở Brussel cho biết.
Theo Itar-Tass, nếu như khả năng thông qua bởi Hội đồng bản an Liên hợp quốc về dự thảo nghị quyết trừng phạt do Anh quốc đệ trình mở ra khả năng can thiệp quân sự vào Syria thực tế là bằng không, thì sự từ chối của các quốc gia này vào cuộc chiến tranh chống Damacus thực tế là một sự kết thúc của một chiến dịch quân sự quy mô lớn của liên quân do Mỹ đứng đầu vốn đã được tuyên truyền trong suốt nhiều ngày qua.
Cũng theo nguồn tin ngoại giao của Itar-Tass, hậu quả của một chiến dịch can thiệp bằng quân sự có thể vào Syria “hoàn toàn không thể tiên đoán được”, còn chiến thắng của phe đối lập trong tình hình hiện nay “khó có thể mang lại hòa bình lâu dài trên mảnh đất Syria”.
Người dân biểu tình phản đối tấn công đối với Syria bên ngoài Nhà Trắng ở Washington, DC (Mỹ) ngày 29.8.
Nhiều quốc gia NATO phản đối sự can thiệp quân sự đã viện đến ví dụ tiêu biểu là chiến dịch mới đây nhất ở Lybia, mà kết quả là sau chiến dịch không kích kéo dài 9 tháng của liên quân NATO đã lật đổ được chế độ Gaddafi, nhưng sau đó đất nước này đã rơi vào hỗn loạn và một cuộc nội chiến ở mức độ thấp.
Như vậy với thực tế là nhiều quốc gia đã chính thức từ chối hành động quân sự trực tiếp chống Syria có nghĩa là NATO sẽ đứng bên ngoài cuộc chiến này một khi Mỹ và một vài đồng minh khác vẫn quyết định có hành động quân sự.
Tất nhiên, hoàn toàn có thể tiên đoán được sự “ủng hộ về kỹ thuật” của tổ chức này đối với hành động quân sự đơn phương từ phía Wasington, nhưng ở mức độ nào đó có thể nói sự tham gia trực tiếp của liên minh vào các hoạt động chiến đấu là có thể loại trừ được.
Tuy nhiên, nếu như Wasington sẽ thông qua quyết định tấn công Syria một cách đơn phương với sự ủng hộ của một số ít đồng minh, trong đó Châu Âu không phản đối chiến dịch này, giống như cuộc chiến tranh Iraq, thì họ cần phải cân nhắc tới việc kết thúc cuộc chiến đó ra sao để không lặp lại thất bại hoàn toàn như chiến dịch ở Iraq.
Về lập trường chính thức của liên minh Bắc Đại Tây Dương, nguồn tin ngoại giao từ chối trả lời câu hỏi về sự tham gia hay không tham gia của NATO vào chiến dịch quân sự có thể của Mỹ ở Syria, trong khi nhấn mạnh rằng liên minh “không xem xét các kịch bản giả định”.
Vietnam+ (Theo Vietnam+)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.