Trong 15 năm, hơn 10.000 nhà báo Việt Nam đã được đào tạo từ các dự án do Tổ chức Hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA) hỗ trợ cho truyền thông Việt Nam, từ phát thanh, truyền hình, báo in, từ quản lý báo chí tới tổ chức nội dung.
Ông Đỗ Quý Doãn- nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin- truyền thông, hiện là Chủ tịch Hội đồng cố vấn đào tạo báo chí đánh giá, quá trình hợp tác này đã góp sức rất lớn cho báo chí Việt Nam phát triển.
Chuyên gia Thụy Điển nói về tương lai của báo chí và sự thích ứng của nhà báo
Bà Annelie Ewers - chuyên gia của Học viện Báo chí Thụy Điển (FOJO), người đã xây dựng, điều hành Dự án hỗ trợ cho truyền thông Việt Nam suốt 15 năm qua chia sẻ: Hội thảo này là hội thảo cuối cùng trong hợp tác song phương giữa Việt Nam- Thụy Điển trong lĩnh vực truyền thông. Ngoài kết quả đào tạo chung, phía Thụy Điển cũng hỗ trợ để Việt Nam xây dựng được Trung tâm Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ báo chí (MTC) và thiết lập mạng lưới giảng viên báo chí đủ mạnh.
Tại hội thảo cuối cùng, SIDA cùng các chuyên gia cũng giúp đưa ra những hình dung về tương lai báo chí, những kinh nghiệm thích ứng với sự phát triển của báo chí hiện đại. Trong đó, vấn đề trọng tâm nhất là làm báo thời công nghệ số. Theo Cục Báo chí, năm 1997 Việt Nam mới chính thức hòa mạng viễn thông quốc tế.
Từ một vài báo ban đầu, tới nay đã có 250 tờ báo và trang tin điện tử chính thức, nhưng thực tế còn hàng ngàn trang tin điện tử khác và hơn 300 trang mạng xã hội cũng tham gia vào quá trình thông tin. Vì vậy, thách thức lớn nhất hiện nay với báo chí là vấn đề độc quyền trong thông tin đang thay đổi. Vấn đề được đặt ra là đào tạo báo chí trong tương lai thế nào? Làm thế nào để nhà báo đưa tin nhanh và chuẩn mực?...
Lê Huyền (Lê Huyền)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.