Lập lờ chất lượng thực phẩm chức năng
Trung tuần tháng 6.2018, sau khi nhận được nguồn thông tin tố giác của người tiêu dùng về hành vi bán TPCN chưa được cấp phép của một công ty có văn phòng tại quận Bình Thạnh, TP.HCM, phóng viên đã vào vai người mua hàng để xác minh. Theo quảng cáo về các sản phẩm của công ty này, tác dụng của TPCN được giới thiệu như thuốc trị bệnh, có tác dụng trị gout, mỡ máu, tiểu đường…
Tại văn phòng Công ty CP Facenco địa chỉ 67 Đinh Bộ Lĩnh, P26 quận Bình Thạnh, phóng viên hỏi về sản phẩm Cotipa 200, trên bao bì sản phẩm này ghi là TPCN hỗ trợ bệnh tiểu đường, nhân viên công ty này khẳng định là thuốc. “Cái này có thể thay thế được thuốc tây luôn nhưng mình phải uống duy trì trong 2-3 tháng”- nhân viên này khẳng định.
PGS - TS Nguyễn Thanh Phong trao giấy chứng nhận GMP cho Công ty Dược phẩm Gia Nguyễn – Công ty sản xuất TPCN đầu tiên có giấy chứng nhận GMP. Ảnh: Diệu Linh
Nhận thấy sai phạm, nhóm phóng viên đã chủ động liên hệ, cung cấp thông tin, tài liệu tới Chi cục Quản lý thị
Với những công ty chưa đủ điều kiện để thực hành GMP có thể đưa sản phẩm của mình tới các công ty đủ điều kiện GMP để thuê sản xuất, đóng gói. Tuy nhiên, đến thời điểm ngày 22.7 mới chỉ có 1 công ty được công nhận GMP. Ông Phong cho biết, thời gian tới, Cục ATTP sẽ tăng cường hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp trong việc hoàn thiện hồ sơ để thẩm định đạt tiêu chuẩn GMP trong sản xuất TPCN. |
trường TP.HCM để phối hợp vào cuộc, xác minh, làm rõ. Ngày 19.6, Đội quản lý thị trường Bình Thạnh phối hợp với công an phường đã thành lập đoàn kiểm tra hoạt động kinh doanh tại Công ty CP Facenco. Kết quả đoàn kiểm tra lập biên bản tạm giữ, niêm phong toàn bộ hàng hóa tại Công ty Facenco gồm: Hơn 2.600 hộp thực phẩm chức năng các loại; 47 kg thuốc gia truyền trợ thần hoàn dạng viên không rõ xuất xứ.
Ngoài ra, đoàn kiểm tra phát hiện tại Kho của công ty còn chứa bao bì dụng cụ dùng để đóng gói gồm: 24 kg vỏ hộp giấy; 2kg vỏ hộp nhựa; 100 g tem nhãn. Giám đốc công ty là ông Lê Đình Hoàng Sơn chỉ xuất trình được hóa đơn bán hàng (mua vào) để chứng minh nguồn gốc hợp pháp của 200 hộp Cotipa 200. Ông Sơn trình bày: “Công ty mua thuốc gia truyền trợ Thận Hoàn (dạng viên) về dùng dụng cụ bao bì, tem nhãn để sang chiết, đóng gói sản phẩm Btanol 500, Motafin 300, Gotarin 100 tại Công ty để bán ra thị trường”.
Theo PGS-TS Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế: “Đối với trường hợp của Công ty CP Facenco, tôi được biết phía quản lý thị trường TP.HCM đã có quyết định xử phạt. Chúng tôi cũng nhận được phản ánh, có ¾ sản phẩm của công ty này không có giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy, giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Chúng tôi sẽ cho cán bộ trực tiếp kiểm tra, nếu đúng như báo chí phản ánh sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật” – PGS Phong nhấn mạnh.
PGS Phong chia sẻ thêm, thời gian qua, việc sản xuất, kinh doanh TPCN không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chưa đăng ký bản công bố với cơ quan quản lý, đặc biệt kinh doanh qua mạng điện tử có chiều hướng diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng đến quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng, gây bức xúc dư luận xã hội. Thời gian qua, Cục ATTP đã thành lập nhiều đoàn kiểm tra và xử lý hàng loạt các vụ kinh doanh TPCN với các lỗi vi phạm như: Không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo; không có giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy, giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm...
Một số các công ty bị xử phạt từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng gần nhất phải kể tới: Công ty TNHH Thực phẩm VINA; Công ty TNHH SXTM Đông dược Thiên Phúc; Công ty CP Dược phẩm quốc tế USA; Công ty TNHH Thương mại và đầu tư Hoa Sen; Công ty TNHH Dược mỹ phẩm Quyên Lara Việt Nam…
Hết thời TPCN kém chất lượng
Ngày 22.7, PGS-TS Nguyễn Thanh Phong đã trao giấy chứng nhận đạt yêu cầu “thực hành sản xuất tốt” (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho Công ty CP Dược phẩm Gia Nguyễn - công ty sản xuất TPCN đầu tiên trong cả nước có giấy chứng nhận GMP. Theo PGS Phong, đây là cột mốc đầu tiên trong việc siết chặt chất lượng TPCN sản xuất trong nước.
PGS Phong cho biết, Nghị định 15 của Chính phủ, từ 1.7.2019 tới đây, tất cả những cơ sở sản xuất TPCN nếu không đạt chuẩn GMP sẽ không được tiếp tục sản xuất. “Trước đây, chúng ta chưa có quy định riêng về tiêu chuẩn sản xuất đối với các cơ sở sản xuất sản phẩm bảo vệ sức khỏe mà vẫn quy định điều kiện sản xuất chung với tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm nói chung. Thực tế qua kiểm tra, rất nhiều doanh nghiệp hiện đã đạt được tiêu chuẩn GMP nhưng cũng còn rất nhiều doanh nghiệp chưa đạt tiêu chuẩn này” – PGS Phong nói.
Theo PGS Phong, hiện nay, có không ít cơ sở sản xuất TPCN không đảm bảo điều kiện sản xuất, ATTP. Qua quá trình kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện cơ sở chỉ thuê một căn hộ, một nhà xưởng lụp sụp, trang bị vài thiết bị dập viên, đóng gói, thuê công nhân không có hiểu biết về y dược, dinh dưỡng vẫn có thể sản xuất TPCN, có công ty chỉ có văn phòng, không có nhà máy cũng vẫn sản xuất TPCN bình thường. Có trường hợp đoàn kiểm tra đến thì công ty đã chuyển đi đâu không rõ. Nhiều chủ công ty và người phụ trách sản xuất TPCN không hề có kiến thức gì về y dược, dinh dưỡng…
Tiêu chí đạt yêu cầu GMP thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Theo ông Phong, GMP của cơ sở sản xuất TPCN không khác gì cơ sở sản xuất thuốc. Các doanh nghiệp phải đảm bảo về nhà xưởng, hệ thống thông khí đến hệ thống bảo vệ phải cách biệt với môi trường ô nhiễm, hệ thống nước dùng để sản xuất nước phải được tinh lọc… Doanh nghiệp phải có hệ thống quản lý hồ sơ chặt chẽ để giám sát sản phẩm của mình từ nguyên liệu đầu vào, bán thành phẩm và thành phẩm, chứng tỏ chất lượng của sản phẩm. Các hồ sơ thể hiện quá trình nuôi trồng, thu hái, bao gói, bảo quản, lưu kho vận chuyển, lưu thông đối với nguyên liệu nhập về cho sản xuất TPCN… chứ không chỉ là hóa đơn chứng từ về nguồn gốc. Thứ hai là yếu tố về con người, trong đó cán bộ phụ trách sản xuất của cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe đạt GMP tối thiểu phải có bằng đại học trong lĩnh vực chuyên ngành mà cơ sở sản xuất; có hệ thống kiểm nghiệm đạt chuẩn…
|
Như vậy, chất lượng TPCN sẽ không đảm bảo, ảnh hưởng đến sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng, đồng thời gây bất bình đẳng trong sản xuất kinh doanh giữa các công ty. “Các cơ sở đầu tư lớn, đảm bảo các điều kiện ATTP, sản phẩm chất lượng cao thì giá thành sẽ cao. Trong khi đó, những công ty đầu tư sơ sài sẽ làm ra các sản phẩm giá thành thấp. Nếu không có tiêu chí để “siết chặt chất lượng” sẽ không công bằng cho các công ty” – PGS Phong nói.
Theo PGS Phong, ước tính chưa đầy đủ cả nước có khoảng 4.000 cơ sở sản xuất TPCN. Tuy nhiên, đạt tiêu chuẩn GMP thì PGS Phong khẳng định chỉ có 200-300 cơ sở đáp ứng được yêu cầu.
Về lo lắng, quy định chặt chẽ về GMP sẽ “xóa sổ” hơn 3.000 cơ sở sản xuất TPCN trong nước, khiến thị trường TPCN bị xáo trộn, thiếu TPCN, PGS Phong khẳng định: “Chúng ta không sợ thiếu TPCN mà chỉ sợ thiếu TPCN có chất lượng. Quy định về GMP sẽ buộc các cơ sở phải đầu tư nghiêm túc vào việc đảm bảo ATTP, nâng cao chất lượng sản phẩm TPCN của mình. Ngoài ra, các công ty sản xuất đạt GMP sẽ có công suất lớn hơn, sản xuất được nhiều hơn nên không lo thiếu TPCN” – PGS Phong nói.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.