Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trong Tam Quốc, bên cạnh những cuộc đấu trí căng thẳng giữa ba tập đoàn chính trị mạnh nhất là Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô, những cuộc đơn đấu so tài giữa các mãnh tướng, danh tướng hàng đầu cũng vô cùng hấp dẫn.
Với xuất phát điểm nhiều ưu thế cùng việc chiêu mộ được nhiều nhân tài, Tào Tháo nhanh chóng trở thành một trong ba thế lực mạnh nhất thời Tam Quốc.
Trong số các mãnh tướng được Tào Tháo chiêu mộ, Điển Vi và Hứa Chử là hai vị tướng hộ vệ được vị quân chủ này hết sức tin tưởng, bởi họ không những có sức khỏe phi thường mà còn nổi tiếng với sự trung thành, hết lòng vì chủ.
Đặc biệt, Hứa Chử là mãnh tướng có dịp so tài, đơn đấu với nhiều võ tướng mạnh nhất trong thời kỳ này. Hứa Chử là công thần khai quốc của nhà Tào Ngụy. Ông cũng chính là vị tướng hộ vệ luôn theo sát bảo vệ cho Tào Tháo, nổi tiếng với sức khỏe phi thường, sự trung thành, tận tụy, tinh thần gan dạ ít ai theo kịp.
Hứa Chử được mệnh danh là "Hổ hầu", với ý so sánh sức mạnh thuần túy của ông như hổ hoang.
Trong Tam Quốc diễn nghĩa, Hứa Chử từng có dịp đơn đấu với nhiều dũng tướng như Điển Vi, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu... Không ít trong số này là những trận đấu bất phân thắng bại.
Đặc biệt, trong trận Bộc Dương, Hứa Chử đã liều lĩnh giao chiến với Lã Bố, danh tướng được xưng tụng là hàng đầu trong Tam Quốc. Tuy nhiên, trong hơn 20 hiệp, trận đơn đấu này vẫn chưa thể phân định thắng bại. Lúc bấy giờ, Tào Tháo sợ Hứa Chử bị thương, đồng thời cho rằng một người không thể đánh bại Lã Bố, nên ông đã phái thêm Điển Vi cùng Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Uyên, Nhạc Tiến và Lý Điển lên hỗ trợ. Sáu vị tướng này cùng hợp sức để tấn công Lã Bố. Trước sự tấn công của 6 mãnh tướng, cuối cùng Lã Bố mới chịu rút lui.
Hứa Chử đương nhiên biết rõ thực lực của bản thân. Dù không bằng Lã Bố nhưng việc cả gan dám đơn đấu với chiến thần này đủ để thấy sự dũng mãnh và khả năng giao đấu hơn người của Hứa Chử.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra rằng, từng đơn đấu với Lã Bố, vì sao Hứa Chử lại không dám giao đấu với Quan Vũ?
Quan Vũ là một trong những danh tướng hàng đầu trong những năm cuối thời Đông Hán và Tam Quốc, được người đương thời nhận xét là có sức địch vạn người, hổ thần một thời, có phong độ quốc sĩ. Ông là cánh tay phải đắc lực của Lưu Bị ngay từ những ngày đầu lập nghiệp, đồng thời là danh tướng mà cả đời Tào Tháo khao khát muốn có được.
Trong cuộc đời chinh chiến bên Tào Tháo nhiều năm, Hứa Chử từng có dịp giao đấu với Quan Vũ. Nhưng đó là trận đánh hai đánh một ở Thổ Sơn, với sự trợ giúp của Từ Hoảng.
Theo đó, sau khi chịu thất bại nặng nề trước sự tấn công của quân Tào, Lưu Bị phải tháo chạy sang Hà Bắc nương nhờ Viên Thiệu. Trong khi đó, Trương Phi lánh nạn ở Cổ Thành, còn Quan Vũ bị vây khốn tại Thổ Sơn.
Tào Tháo đã ra lệnh cho Hạ Đầu Đôn làm nhiệm vụ nhử Quan Vũ ra khỏi Hạ Phì để đánh nhau, sau đó lại lệnh cho Hứa Chử và Từ Hoảng hợp lực chặn đánh Quan Vũ để từ đó mới có thể dụ quy hàng. Tuy nhiên, Quan Vũ lại có thể đẩy lui được hai mãnh tướng của Tào Tháo. Sau đó, khi đang định trở về Hạ Phì, Quan Vũ lại bị Hạ Hầu Đôn chặn đánh. Do đó, ông phải lên Thổ Sơn để đóng quân tạm nghỉ.
Trận đấu trên cho thấy khả năng chiến đấu tuyệt vời của Quan Vũ. Rõ ràng Quan Vũ mạnh hơn nhiều so với Hứa Chử và Từ Hoảng. Cả hai cùng hợp sức đánh nhưng cuối cùng cũng không thể đánh bại được Quan Vũ.
Hứa Chử vô cùng dũng cảm, không ngại giao đấu hàng trăm hiệp với Trương Phi, Mã Siêu, thậm chí cả gan đơn đấu với Lã Bố, bởi trước đó ông chưa từng giao đấu với những người này. Bản thân Hứa Chử đương nhiên sẽ có sự tự tin nhất định.
Tuy nhiên, Hứa Chử không dám đơn đả độc đấu với Quan Vũ chỉ vì một lý do.
Đó là ông biết tự lượng sức mình. Thoạt đầu Hứa Chử trông có vẻ liều lĩnh và nóng nảy như Trương Phi, nhưng thực chất tướng hộ vệ của Tào Tháo lại là một mãnh tướng khôn ngoan, biết rõ khả năng của bản thân.
Trước khi tạm quy hàng Tào Tháo, Quan Vũ đang ở phong độ mạnh nhất. Điều này Hứa Chử cũng cảm nhận được sau khi cùng liên thủ với Từ Hoảng để đánh Quan Vũ.
Nếu như trận 2 đánh 1 còn không đả bại được Quan Vũ thì đương nhiên Hứa Chủ cũng không dám mạo hiểm đơn đấu với một danh tướng sức địch vạn người như Quan Vũ.
Mặt khác, theo Tam Quốc diễn nghĩa, trong thời gian tạm quy hàng Tào Tháo, Quan Vũ đã chứng tỏ khả năng chiến đấu tuyệt vời khi có thể dễ dàng giết chết Nhan Lương, Văn Xú, hai mãnh tướng hàng đầu của Viên Thiệu, trong trận Bạch Mã (năm 200), qua 5 ải chém 6 tướng. Điều này cho thấy việc Hứa Chử không dám thách đấu Quan Vũ là một quyết định thận trọng và khôn ngoan.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.