Huyện Lang Chánh
-
Nhờ chăm chỉ, chịu khó và dám nghĩ dám làm, ông Hà Văn Dũng, sinh năm 1966, người Mường, ở xã Giao An, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa, đã mạnh dạn đầu tư trồng hơn 5 ha cau. Mô hình trồng cau mang lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm cho gia đình ông Dũng.
-
Với sự cần mẫn, kiên trì, chịu khó và biết vận dụng cách làm mới vào mô hình trồng cau, ông Hà Văn Dũng, làng Trô xã Giao An (huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) đã vươn lên làm giàu cho gia đình, cho xã hội, góp phần thay đổi diện mạo của vùng quê nghèo.
-
UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt phương án nộp tiền trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích thực hiện dự án Thủy điện Sông Âm tại huyện Lang Chánh. Theo đó, Công ty cổ phần Đầu tư năng lượng Việt Nam (chủ đầu tư) sẽ nộp hơn 1,6 tỷ đồng tiền trồng rừng.
-
Ở xã vùng biên Yên Khương (huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) khi nhắc đến tên cựu chiến binh Lương Văn Cẩm ai cũng biết. Ông là một trong những gương điển hình làm kinh tế nơi đây. Bằng mô hình khá mới lạ nuôi ba ba trong bể xi măng, nhiều năm qua, cuộc sống của gia đình được nâng lên rõ rệt.
-
Nắm bắt được trên đỉnh núi Pù Rinh quanh năm mát mẻ, khí hậu trong lành, ông Hà Khắc Sâm, trú tại thị trấn Lang Chánh (huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) đã đầu tư xây bể, kéo đường điện...để nuôi loài cá tầm-loài cá "quý tộc", "cá tàu ngầm". Mô hình cá tầm ông Sâm nuôi ít bị mắc dịch bệnh, cá lớn nhanh, giá bán 220.000 đồng/kg, thu lời mỗi năm gần 1 tỷ đồng.
-
Để ngăn không cho sâu xâm nhập vào bên trong thân cây măng, người dân huyện Lang Chánh (tỉnh Thanh Hóa) đã khâu hàng nghìn chiếc túi để bọc lấy ngọn măng non. Cách làm hữu hiệu này đang giúp gần 14.000 ha luồng trên địa bàn huyện Lang Chánh tránh khỏi sâu bệnh phá hoại, đảm bảo thu nhập cho người dân.
-
Trong bối cảnh người dân “khát” đất rừng sản xuất đến cùng cực, thì việc tỉnh Thanh Hóa quyết định “xé rào” bằng cách chuyển đổi gần 21.000 ha diện tích rừng phòng hộ kém xung yếu sang rừng sản xuất được ví như trận mưa rào giữa mùa nắng hạn...