Huyện mai sơn

  • Tại huyện Mai Sơn (tỉnh Sơn La), học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã trở thành nội dung xuyên suốt trong các phong trào thi đua của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện. Đã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình tập thể, cá nhân điển hình, tiêu biểu trên tất cả các lĩnh vực tại huyện.
  • Bước vào trang trại trồng nấm của một nông dân ở xã Chiềng Ban (Sơn La), nhiều người không khỏi bất ngờ về hình ảnh các bịch nấm nhìn giống như nhũ đá. Sau 10 năm gắn bó, lăn lộn với nghề trồng nấm, đến nay anh đã có 20 giàn nấm với 200.000 bịch và cho thu gần 10 triệu đồng mỗi ngày.
  • Cũng giống như nhiều xã vùng cao khác trong tỉnh, ở xã Tà Hộc (huyện Mai Sơn, Sơn La) không có điều kiện triển khai giải pháp học trực tuyến, online. Việc củng cố kiến thức, học tập và trao đổi thông tin giữa nhà trường và phụ huynh học sinh gặp rất nhiều khó khăn.
  • Từ hiệu quả kinh tế bước đầu của cây chanh leo đem lại, mấy năm trở lại đây, người nông dân xã Chiềng Sung (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng cây lương thực kém hiệu quả sang trồng cây chanh leo với diện tích lên đến hàng trăm ha.
  • Phát huy vai trò nòng cốt trong tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) huyện Mai Sơn (tỉnh Sơn La) đã đóng góp tích cực vào quá trình thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) tại địa phương.
  • Âm thầm trong 9 năm trời vào Nam, ra Bắc không biết bao nhiêu chuyến để “tầm sư học đạo” về kinh nghiệm trồng sâm Ngọc Linh. Nhiều người buông lời can ngăn ý tưởng trồng sâm Ngọc Linh ở Sơn La… Bẵng đi nhiều năm, hôm rồi nghe bảo “gã gàn” đã thành công bước đầu khi “bắt” sâm Ngọc Linh “sống” được ở Sơn La.
  • Đến Hợp tác xã 3 (xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La), được người dân nơi đây giới thiệu về hộ gia đình nông dân Đoàn Trung Kiên- một trong những hộ nông dân Sơn La có mức thu nhập cao, ổn định từ sản xuất rau sạch.
  • Nói về anh Lò Văn Phỏng, người dân tộc Thái, bản Mòng (xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) hầu như ai cũng biết đây là chủ nhân của đàn bò lớn nhất xã. Ngoài chăn thả tự nhiên, anh Phỏng còn trồng thêm cỏ voi để lấy thức ăn cho đàn bò...
  • Người Mường ở xã Tà Hộc (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) quan niệm rằng: Vía có lúc bị cõi âm bắt chuyện và rủ đi theo sang thế giới bên kia, nên quên cả lối về với chủ hoặc vía dễ bị ma mãnh xứ người đùa giỡn làm hại. Vì vậy người Mường thường làm lễ buộc chỉ cổ tay để vía luôn ở bên người và cầu mong sức khỏe, bình an, may mắn.
  • Từ nhiều năm nay, ông Hoàng Văn Chất, 60 tuổi, dân tộc Thái ở bản Củ 2 (xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) trồng hơn 2ha cam V2 (cam chín muộn) phát triền kinh tế. Khác với nhiều nông hộ khác, ông Chất chọn cách bán lẻ sản phẩm cho khách thập phương và các thương lái trên địa bàn tỉnh, mỗi năm cho lãi hơn 400 triệu đồng.